Tư vấn marketing

Sản phẩm và dịch vụ của bạn mang lại giá trị gì?

Phong thủy khai vận

Khai thông khí vận, sức khỏe - tài lộc - sự nghiệp

Quý Hải | Nhà tư vấn

Thực tế - tinh tế khi ứng dụng trong cuộc sống

Khai vận năm Bính Thân 2016

Sức khỏe - Sự nghiệp - Tài lộc để đảm bảo một cuộc sống Hạnh Phúc!

Cung chúc Tân Niên

Vạn sự như ý, đại cát đại lợi!

Vững Xây Tổ ấm

Đàn ông xây nhà - Đàn bà xây tổ ấm!

Vững Xây Cuộc Sống

Đất lành chim đậu - An cư lạc nghiệp!

Jul 31, 2011

Sự kỳ diệu của niềm tin by Claude M.Bristol

[Marketing4u.vn] Tất cả mọi sự vĩ đại đều bắt đầu bằng một ý nghĩ và được tiếp năng lượng bằng một niềm tin để biến thành hiện thực. 

“Dần dần tới khám phá ra rằng có một sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi bài học và làm cho nó phát huy tác dụng đối với những ai thành thật chấp nhận và áp dụng chúng, và sợi chỉ đó có thể được gọi bằng một từ duy nhất – “Niềm Tin”. Chính cái yếu tố đó, niềm tin, đã khiến con người đựơc chữa bệnh bằng tinh thần, cho phép người khác trèo lên nấc thang thành công, và gặt hái những kết quả kỳ lạ cho tất cả những ai chấp nhận nó” 

“Không nghi ngờ gì, chúng ta trở thành như những gì chúng ta nhìn dung” 

Claude Bristol là một nhà báo ương ngạnh trong nhiều năm, ông từng là phóng viên cảnh sát và biên tập viên tôn giáo của một tờ báo lớn của thành phố. Trong công việc này, ông gặp những người từ mọi giáo phái, và sau này đọc hàng trăm sách tâm lý, tôn giáo, khoa học, siêu hình học, và phép thần thông của cổ xưa. Dần dần, Bristol bắt đầu thấy “sợi chỉ đỏ” chạy xuyên suốt mọi tôn giáo và những lời dạy bí truyền: bản thân niềm tin có những sức mạnh kỳ diệu.

Trải qua nhiều năm suy nghĩ về sức mạnh của tư duy, ông cho rằng những người khác cũng biết điều đó. Ông đã lầm. Kỳ lạ thay, ông thấy rằng phần lớn người ta sống cả cuộc đời mà không nhận ra niềm tin mạnh mẽ có tác động đến việc đạt được các mục tiêu của họ; họ chỉ có những mong muốn mơ hồ và vì vậy cũng gặt được những kết quả không rõ ràng. 

Khi còn là lính trong Thế Chiến thứ nhất, có lúc Bristol không có lương và thậm chí không có tiền mua thuốc lá. Ông quyết tâm rằng khi giải ngũ, ông sẽ có rất nhiều tiền. Trong đầu ông là cả một sự quả quyết, không phải là một mong ước. Chưa đầy một ngày sau khi ông trở về nhà, một người làm trong ngân hàng liên lạc với ông, người này đã đọc được câư chuyện về ông trên tờ báo địa phương, Bristol được mời làm việc, và dù bắt đầu với một đồng lưong ít ỏi, ông không ngừng đặt trước mặt mình “ một bức tranh trong đầu về sự giàu có”. Trong những lúc yên tĩnh hay khi nói chuyện điện thoại, ông nguệch ngoạc viết các dấu hiệu của đồng đô la lên các mẫu giấy có trên bàn làm việc. Ông cho rằng sự xác định rõ ràng niềm tin quan trọng hơn bất kỳ điều gì khác mở đường cho sự nghiệp trong ngân hàng đầu tư và kinh doanh vô cùng thành công. 

Bristol đã học được chân lý trong câu nói của triết gia William James, “Niềm tin được chứng minh trong sự việc”. Bởi vì những suy nghĩ lo lắng sợ hãi khiến bạn trải nghiệm tình huống mà bạn không thể ngừng suy nghĩ (kinh thánh Job đã nói “Điều mà tôi sợ nhất lại xảy đến với tôi”), suy nghĩ lạc quan và mong chờ vào điều tốt đẹp nhất chắc chắn sẽ hình thành nên các tình huống thuận lợi. 

Niềm tin và số phận 

Khi còn bé, Napoleon Bonaparte được cho một ngôi sao ngọc bích, cùng với lời tiên tri rằng ngôi sao sẽ mang lại cho ông vận may và giúp ông trở thành Hoàng đế nước Pháp. Napoleon chấp nhận điều đó như một sự thật hiển nhiên, và do đó ông nghĩ rằng sự thăng tiến của ông chắc chắn xảy ra. 

Bristol kể câu chuyện hấp dẫn của Opal Whiteley, con gái của người tiều phu vùng Oregon. Cô tự nghĩ rằng mình là con gái của Henri d’Orleans, một kẻ phản động tuyên bố là Vua của nước Pháp. Một cuốn nhật ký được tuyên bố là do cô viết mô tả về cha mẹ hoàng gia của cô, cho dù hầu hết mọi người tin đó là điều bịa đặt. Tuy nhiên, khi Opal bước vào tuổi hai mươi, cô được đưa đến Ấn Độ, đi trên một xe ngựa theo kiểu vua chúa của Maharaja of Udaipur; cuối cùng giờ đây cô đang sống trong gia đình hoàng gia. Một người đàn ông làm cho tờ báo Oregon Newspaper đã biết Opal khi cô còn nhỏ ghi nhận rằng: “Thật là thần bí, gần như là siêu tự nhiên, cái cách mà tình huống diễn ra như trong kế hoạch của cô ấy.” 

Điều này đã đưa chúng tôi đến với thông điệp lớn nhất của Điều kỳ diệu của niềm tin: hầu như bất kể thứ gì đều có thể là của bạn, và bạn có thể là bất cứ điều gì, nếu bạn có khả năng phát triển “sự biết” về điều đó mà bạn không bao giờ cần phải thắc mắc. Bristol nói về Napoleon và Alexander Đại đế, “Họ trở thành những đàn ông siêu phàm bởi vì họ có những niềm tin lạ thường”. Niềm tin của bạn về chính bản thân bạn và về vị trí của bạn trong thế giới có thể cho rằng đó là yếu tố chính quyết định thành công. 

Kẻ đầy tớ trong tiềm thức 

Bristol nói rằng nếu bạn có thể hiểu được mối quan hệ giữa ý thức và tiềm thức, bạn sẽ hiểu được cốt lõi của sức mạnh niềm tin. Tiềm thức luôn hoạt động để biểu lộ niềm tin và mong muốn sâu sắc nhất của chúng ta. Nó là một đầy tớ trung thành, luôn thay mới, hướng dẫn và tạo cảm hứng, nhưng để có được điều tốt nhất từ tiềm thức cần có sự tôn trọng vào niềm tin, vào điều nó có thể làm. Bởi vì tiềm thức vận hành dưới dạng hình ảnh, cho nên chúng ta cần phải nuôi dưỡng nó bằng sự hình dung trong đầu về điều chúng ta mong muốn. Sau đó, nếu có thể làm sống dậy, hiện thực hóa hình ảnh đã được ấn định trước đó, và cho chúng ta khả năng trực giác về việc cần phải làm, nơi cần đến và người cần gặp. 

Bằng cách này hay cách khác, tiềm thức được kết nối với các phần khác của bộ não chúng ta, và qua luật phóng xạ và luật hấp dẫn, nó có thể hút các sự kiện và con người đến với chúng ta, hỗ trợ chúng ta biến giấc mơ thành hiện thực. Tuy nhiên, nó chỉ có thể làm cho hình ảnh trở nên thật nếu hình ảnh đó rõ ràng và thuyết phục. Vì thế, những hình ảnh về thành công ta hình dung trong đầu để nuôi dưỡng tiềm thức rất quan trọng. Sức mạnh của niềm tin không thề vận hành thật sự để phục vụ cho chúng ta cho đến khi niềm tin trở thành là một phần của chúng ta theo nghĩa đen, đã nằm trong tiềm thức của chúng ta như là một thực tế. 

Thiết lập suy nghĩ và niềm tin 

Bristol lưu ý rằng tất cả những nhà khoa học nổi tiếng về điện Edison, Steinmetz, Tesla, Marconi, đều quan tâm đến thần giao cách cảm. Họ không hề thấy buồn cười khi nghĩ rằng suy nghĩ có thể di chuyển qua không khí, rằng chỉ mỗi suy nghĩ cũng có thể ảnh hưởng lên sự kiện nếu, cũng giống như mọt tín hiệu sóng vô tuyến tốt, nó mạnh mẽ và rõ ràng. 

Bristol mượn ý từ các nguyên tắc Tư Duy Mới để cho rằng có sự thông minh trong tất cả những gì tồn tại trong vũ trụ và chúng ta được kết nối với nhau bởi một loại trí tuệ toàn cầu. Jung có một ý nghĩ tương tự với thuyết “vô thức tập thể” của ông. Sức mạnh của niềm tin là một máy phát tín hiệu đến với vũ trụ từ đó đi vào đầu của những người khác và thậm chí vào những vật vô tri vô giác. Đài phát của bạn càng mạnh thì khả năng thế giới sẽ thu nhận nó và phản hồi lại càng cao. Nhà thiên văn học Sir Arthur Eddington đã nói rằng có thể quy luật tự nhiên của vũ trụ được hình thành từ tư duy của con người, và môn vật lý lượng tử hiện đại cũng không loại trừ điều đó. 

Theo giải thích của Bristol, một người có niềm tin mạnh mẽ sẽ tồn tại với một sự chuyển động nào đó, sự chuyển động này tìm kiếm cái tương tự nó theo hình thức sự việc. Do đó, ông đi đến một kết luận đáng chú ý là chúng ta không đạt được các mục tiêu chỉ bằng các hành động, mà điều đó còn phụ thuộc vào chất lượng và cường độ của niềm tin chúng ta rằng chúng sẽ hoàn thành. 

Sức mạnh của gợi ý 

Bristol cho rằng bùa, phép và các mẫu giấy chúc may mắn không tự mang đến điều may mắn, mà chính niềm tin vào hiệu nghiệm của nó mới có tác động mạnh mẽ. Tại sao người ta lại tụng kinh, lặp đi lặp lại các lời khẳng định, đánh trống, hay đếm các chuỗi hạt? Sự lặp đi lặp lại là một cách để khắc sâu các gợi ý vào trong đầu óc của chúng ta, “một phép lạ” cho phép chúng ta biến một điều ước thành một điều chúng ta hằng mong đợi. Bằng cách làm cho nó trở thành chính thức, cho nó một cấu trúc, ý nghĩ sẽ biến đổi từ một điều ước đơn thuần thành một hiện thực sắp sửa xảy ra. Chúng ta cám ơn những gì đang hiện hữu hay sắp sửa xảy ra. Bristol nói, “sức mạnh cực kỳ to lớn của sự lặp đi lặp lại tư tưởng” đầu tiên vượt qua lý lẽ thông qua tác động lên cảm xúc của chúng ta và thâm nhập vào tiềm thức, mà ở đấy vấn đề chỉ là thời gian trước khi ý nghĩ ấy diễn ra trong thực tế. Điều này hẳn nhiên là nguyên tắc đằng sau các chiến dịch tuyên truyền và quảng cáo đã thu được thành công. 

Bristol cũng cảnh báo về sự lạm dụng của kỹ thuật tinh thần đi kèm niềm tin mạnh mẽ và gợi ý: đó là một sức mạnh cần được sử dụng một cách có ích chứ không phải để khống chế. Cuốn sách của ông được dành cho “ những người suy nghĩ độc lập của mọi thời đại” mong muốn dùng niềm tin vào mục đích sáng tạo, vì cuộc sống. Ông nói nhiều về sức mạnh của niềm tin trong việc hàn gắn vết thương thể xác. 

Lời bình cuối 

Maxwell Maltz, tác giả cuốn “Tâm Lý Điều Khiển Học” (Psycho-Cybernetics) nói “ Quy luật trí tuệ là quy luật của niềm tin.” Ý ông muốn nói rằng niềm tin, hơn bất cứ thứ gì, điều khiển chúng ta hành động như thế. Đó chính là thợ nặn tạo nên con người chúng ta. 

Hãy thử nghĩ đến hệ thống niềm tin chính trong lịch sử. Dù tốt hay xấu, các hệ thống tư tưởng này đã trở thành niềm tin và tạo nên thế giới chúng ta đang sống. Niềm tin về chính bản thân bạn có đủ mạnh để thay đổi thế giới của bạn hay không? 

Cuốn Sự Kỳ Diệu của niềm tin lặp đi lặp lại và dài lê thê, các ví dụ thì lỗi thời, các lời khuyên cụ thể để áp dụng các ý của nó không nhiều, và bạn có thể sẽ phải thốt lên rằng, “Đi thẳng vào vấn đề đi”. Một số đọc giả cũng bị lệch hướng bởi tính phi khoa học của cuốn sách. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là nó có thể cho thấy nhiều điều khi đọc lần hai, ba hay bốn. Bristol biết rằng, rốt cuộc, các sách viết về bí truyền cổ xưa thường cố tình viết không rõ ràng để che đậy bí mật đối với những người không thạo hay những người lạm dụng chúng. Có thể bạn không thích đọc sách này, nhưng chỉ cần có nó cũng có thể nhắc nhở bạn về sức mạnh của niềm tin. 

Cũng có thể khó mà tiêu hóa một vài “tư tưởng”, như từ của tác giả dùng. Ngay chính ông cũng hoài nghi, nhưng rồi nhận ra rằng tất cả chúng ta đều nghĩ đến sự kỳ diệu của niềm tin khi chúng ta nhất định muốn điều gì đó trở thành hiện thực. Nghệ sĩ dương cầm Liberace được cho là đã thay đổi cuộc đời mình sau khi đọc Sự kỳ diệu của niềm tin. Và trong chương về “Phụ nữ và khoa học niềm tin.” Bristol nhắc đến tên của Marie Curie, Mary Baker Eddy (sáng lập ra khoa học Cơ Đốc), Florence Nightingale, Harriet Beecher Stowe (tác giả của truyện Túp lều bác Tom), và nữ diễn viên Angela Lansbury là những ví dụ của người dựa vào sức mạnh của niềm tin để đạt được những điều kỳ diệu. Lansbury trả lời phỏng vấn rằng: “Khi các bạn học được cách làm thế nào để dẫn đến sức mạnh tiềm thức của bạn, thật sự không còn giới hạn cho điều bạn muốn đạt được”. Sức mạnh tinh thần của những phụ nữ này thật to lớn, nhưng chúng ta có thể phát triển “niềm tin thông minh” tương tự như họ vào cuộc sống của chúng ta. 

Sơ lược về tác giả: Claude M. Bristol 

Sinh năm 1891, Bristol phục vụ quân đội trong Thế Chiến thứ nhất ở Pháp và Đức. Ông làm việc cho tờ báo quân đội Stars anh Stripes đến năm 1919. 

Bristol kể rằng Sự kỳ diệu của niềm tin được viết cho những người đàn ông xuất ngũ và phụ nữ phải thích nghi trở lại cuộc sống dân sự và cố gắng làm ăn phát đạt. Cuốn sách được xuất bản khi ông bước vào tuổi năm mươi và theo sau thành công của cuốn sách bỏ túi TNT: It Rocks the Earth. 

Bristol là một phát ngôn viên được nhiều người biết đến tại các câu lạc bộ, tổ chức kinh doanh và doanh nhân. Ông mất năm 1951.


Các sách cùng chủ đề:
  • Joseph Murphy - "Sức mạnh của tiềm thức"
  • Florence Scovel Shinn - "Cánh cửa bí mật tới thành công"
  • David J. Schwartz - "Sự kỳ diệu của nghĩ lớn"
  • Wallace D. Wattles - "Khoa học làm giàu"

Jul 23, 2011

Tăng 1,17%, CPI tháng 7 đạt kỷ lục trong 15 năm

[NDHMoney] Đúng như dự báo của NDHMoney, CPI tháng 7/2011 đã mất động lực giảm tốc đạt được hai tháng trước đó để tăng tốc trở lại. 

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 đã tăng 1,17% so với tháng 6/2011, chấm dứt chuỗi 2 tháng giảm tốc trước đó.

Trong lịch sử các tháng 7 của khoảng 15 năm trở lại đây, CPI tháng này đã soán ngôi của tháng 7/2008, trở thành tháng tăng cao nhất, lần đầu tiên trong năm CPI theo tháng vượt mức tăng của cùng tháng trong năm 2008.

Đây cũng là lần thứ hai CPI thể hiện sự đột biến trong năm nay, sau khi chỉ số giá tiêu dùng không chịu quay đầu giảm tốc tháng sau Tết Nguyên đán.

So với tháng 12/2010, chỉ số giá tiêu dùng tháng này đã tăng 14,61%; so với cùng kỳ năm trước đã tăng 22,16%. CPI bình quân 7 tháng năm 2011 so với cùng kỳ năm ngoái đã tăng 16,89%.

Mọi số liệu CPI hiện tại đều cho thấy việc kiểm soát lạm phát còn rất nhiều thách thức ở phía trước.

Tổng hợp số liệu và tính toán của NDHMoney cho thấy, trong khoảng thời gian từ 13/6-15/7, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng 32 nghìn tỷ đồng qua thị trường mở (OMO), thấp hơn nhiều so với mức gần 64.589 tỷ đồng ở giai đoạn từ ngày 16/5-10/6. Tuy nhiên, lượng tiền trong lưu thông thực tế đã tăng hơn trong khoảng thời gian gần đây.


CPI qua các tháng đầu năm 2011. Nguồn: GSO

Theo báo cáo của Chính phủ gửi tới các đại biểu Quốc hội chuẩn bị cho kỳ họp khai mạc ngày 21/7, tổng phương tiện thanh toán đến ngày 20/6 đã tăng 2,45% so với cuối năm 2010; tín dụng tăng 7,13%, khá thấp so với trần cho phép tương ứng là 15-16% và 20%.

Nhưng, điểm đáng quan tâm là tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng ước tính có giảm 0,18% so với cuối năm 2010 nhưng riêng trong tháng 6 lại tăng 2,59% so với tháng trước. Chưa kể dòng tiền từ các ngân hàng không theo kênh tín dụng mà đổ vào các hợp đồng tài trợ vốn dự án, vào các doanh nghiệp con đi ra thị trường.

Trong khi đó, chi phí đẩy tiếp tục gây sức ép lên sản xuất. Theo báo cáo của Chính phủ, lãi suất huy động VND bình quân hiện đang ở mức 15,5%/năm và tăng khoảng 2,9%/năm so với cuối năm 2010 và các tổ chức tín dụng cạnh tranh bằng công cụ lãi suất để giữ thị phần huy động vốn thông qua việc thoả thuận trả thêm chi phí cho người gửi tiền vượt mức lãi suất trần.

Do đó, lãi suất cho vay VND bình quân thực tế khoảng 18,7%/năm, tăng 3,4%/năm so với cuối năm 2010; lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 17-19%; lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất - kinh doanh khác khoảng 19,2%/năm; lãi suất cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất khoảng 22-25%/năm. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 6-7,5%/năm đối với ngắn hạn, 7-8,5%/năm đối với trung và dài hạn.


Diễn biến giá cả các nhóm hàng. Nguồn: GSO

Dữ liệu về xuất nhập khẩu cũng cho thấy, nhiều nhóm hàng là nguyên liệu đầu vào sản xuất trong nước tiếp tục tăng giá. Dù đã được hạn chế ở chiều tác động của thay đổi tỷ giá, tuy nhiên với chi phí gia tăng nhanh và cầu trong nước thu hẹp trước áp lực lạm phát, tình hình sản xuất của không ít doanh nghiệp đang rất khó khăn.

Chưa hết lo giá điện có thể sẽ còn tăng, kỳ vọng giảm giá xăng ngày càng xa vời, thì thời điểm dự kiến tăng lương tối thiểu từ 1/10 cũng tạo thêm sức ép đối với các doanh nghiệp, buộc vòng quay sản xuất phải tính toán ngay từ tháng này.

Từ các nguyên nhân mang tính cơ cấu chốt cứng kể trên, diễn biến CPI tháng 7/2011 có tới 8/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ có CPI tăng trong khoảng xấp xỉ 0,4-0,7%.

Đây cũng là điểm đáng bàn, khi mà các nguyên nhân này rất khó để thay đổi nhanh chóng, mặt bằng giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tiếp tục duy trì mức tăng làng nhàng và gây khó cho nỗ lực giảm lạm phát.

Đáng chú ý khác là CPI bưu chính viễn thông tiếp tục giảm bền vững.

Ngược lại, CPI nhóm thực phẩm tăng tới 3,2% trong tháng 7, kéo theo ăn uống ngoài gia đình tăng 1,78%. Với quyền số lớn, riêng hai nhóm này đã đóng góp gần 0,9% vào mức tăng chung.

Chỉ giá vàng tăng 0,87% so với tháng trước, chỉ số đô la Mỹ giảm 0,18%.
NDHMoney
* Biển Đảo:
* Văn Hóa - Giáo Dục:
* Kinh Tế - Chính Sách:
* Tin khác:

Jul 18, 2011

Kỹ năng hội họp: Vài trò - Chức năng và những kỹ năng chính

[Marketing4u.vn] Các giải pháp cho các vướng mắc trong thế giới thực được tìm thấy xuyên qua cuộc họp và thảo luận nhóm. Một cuộc họp vẫn tốt hơn là điện thoại, máy fax, hội nghị bằng video, máy vi tính, các sản phẩm khác của công nghệ thông tin hoặc các cá nhân làm việc một mình.

Vai trò và chức năng của hội họp

Những cuộc họp đóng vai trò rất quan trọng, vì đó là nơi mà bầu không khí và văn hoá của tổ chức được duy trì, là một trong những cách thức để các tổ chức nói với đội ngũ nhân viên của mình rằng: “Bạn là một thành viên của tập thể”

Nếu bạn tổ chức những cuộc họp buồn tẻ, yếu kém mà lại kéo dài lê thê, thì các nhân viên sẽ bắt đầu tin rằng mình đang làm việc cho một công ty tẻ nhạt, kém cỏi và không biết quý trọng thời gian.

Các chức năng của một cuộc họp:
  • Thảo luận - Tranh luận - Tranh đấu về những vấn đề/chủ đề thiết yếu
  • Hình thức của làm việc nhóm
  • Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, sự đánh giá, và các truyền thống giao lưu
  • Công việc tập thể và sự đóng góp cá nhân
  • Ra các quyết định quyết đoán và cam kết tập thể
  • Đức tính của lãnh đạo và nhóm/ công việc nhóm
Các dạng hội họp:
  • Hội nghị
  • Hội đồng - Ủy ban
  • Điều đình, thỏa thuận
  • Động viên (Các buổi giao lưu, buổi nói chuyện,...)
  • Ra quyết định (Chiến lược, kế hoạch, chiến dịch, chính sách,...)
  • Thường xuyên - Hàng ngày (thảo luận nhóm tác nghiệp)
  • Hàng tuần hoặc hàng tháng (Giao ban định kỳ - Tổng kết hàng tháng)
  • Bất thường, không thường xuyên hoặc kế hoạch đặc biệt.
Chuẩn bị cho một cuộc họp 
  • “Các quan hệ mật thiết gì để nắm chắc và nắm vững cuộc họp ….”
  • “Sau khi họp xong, có bất kỳ tiêu chuẩn nào hoặc cơ chế để xác định có hay chăng cuộc họp là thành công hoặc thất bại…”
  • Xác định rõ những mục tiêu và kết quả mong đợi. Bạn cần biết chính xác mình đang cố gắng đạt được điều gì thông qua cuộc họp.
  • Xác định xem liệu những hoạt động khác có thể sẽ phù hợp hơn không, hay nhất thiết phải tổ chức các cuộc họp bàn. Đã có không ít cuộc họp vô bổ được triệu tập, trong khi chỉ một vài cuộc điện thoại, trao đổi email, hay gặp gỡ trực tiếp sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
  • Xác định các chủ đề trọng tâm và hình thức thảo luận tốt nhất của mỗi cá nhân. Bạn cần hiểu rõ mình muốn đạt được điều gì thông qua những thảo luận này.
  • Ước lượng thời gian cho cuộc họp. Những người tham gia cần biết thời lượng cuộc họp để lên kế hoạch công việc cho phù hợp.
Lịch trình cuộc họp một cách chi tiết và cụ thể:

Tuyên bố thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc. Thời gian là vàng bạc … hãy lên kế hoạch một cách sáng suốt!

Xác định địa điểm tổ chức cuộc họp.
  • Lên danh sách những người tham dự và khách mời.
  • Thống kê vai trò của những người tham gia cuộc họp và những điều bạn mong đợi ở họ. Việc này “bắt buộc” những người tham dự thu thập tất cả những thông tin có liên quan mà họ cần mang tới cuộc họp.
  • Chuẩn bị cho những cuộc thảo luận được diễn ra một cách có tổ chức, phù hợp với mục tiêu, chủ đề và định hướng chung của cuộc họp.
  • Gửi trước lịch trình cho những người tham dự để họ có thời gian lên kế hoạch và chuẩn bị cho cuộc họp.
Phân công người ghi chép (lập biên bản cuộc họp)
  • Những ai đã có mặt.
  • Những vấn đề nào cần được thảo luận.
  • Những quyết định chủ chốt nào cần hướng tới.
Các bước tiếp theo (hành động cụ thể):
  • Những ai phải hoàn thành nhiệm vụ đặt ra
  • Lên danh sách các tập thể và các thành viên bên ngoài.
  • Ngày bắt đầu và ngày kết thúc nhiệm vụ.
  • Những việc họ cần hoàn thành chính xác là gì.
Định nghĩa mục tiêu
  • Cung cấp thông tin – Dể hiểu
  • Có cấu trúc- nguyên thủy
  • Các trách nhiệm thi hành
  • Bộ khung pháp lý
Con người
  • Tối ưu hóa số người tham dự cuộc họp.
  • Kế hoạch sơ bộ của cuộc họp và thảo luận với các thành viên chủ chốt trước cuộc họp.
Văn kiện/Tài liệu:
  • Tài liệu quan trọng nhất trong một cuộc họp là chương trình nghị sự vì vậy hãy chuẩn bị nó thật cẩn thận.
  • Phân loại chúng cẩn thận: cái nào cho thông tin, cái nào cho thảo luận, hoặc cái nào cho quyết định để mà sự quan trọng và thời gian đã được yêu cầu, có thể được tiến hành trên mỗi loại
Chủ tọa
  • Bạn là “sếp”, điều đó đúng nhưng đừng quá nhấn mạnh vào điều đó khi điều hành một cuộc họp
  • Lắng nghe, và không nói mãi cho đến khi nào bạn thấy là cần thiết.
Vai trò của bạn là hỗ trợ nhóm để đi đến một kết luận tốt nhất có thể hoặc quyết định trong một cách có hiệu quả nhất và dẫn đến một quyết định chấp nhận được hoặc một quyết định mà được hiểu và được chấp nhận bởi đa số.


Điều hành cuộc họp

Bắt đầu cuộc họp
  • Truyền đạt mục tiêu và kết quả mong muốn tới tất cả những người tham dự cuộc họp.
  • Làm rõ những cách thức tham gia và giao tiếp trong cuộc họp mà bạn mong muốn.
Đặt ra những nguyên tắc cơ bản (Tiêu chuẩn):
  • Khi nào cuộc họp dừng lại và kết thúc.
  • Các thành viên sẽ được nghe bàn thảo như thế nào.
  • Các mâu thuẫn, xung đột sẽ được giải quyết như thế nào.
  • Mong đợi những gì ở mỗi thành viên.
  • Những chủ đề chỉ được lưu hành nội bộ.
  • Hãy thể hiện rằng bạn thực sự đánh giá cao các ý kiến, nhận định và chất vấn của mọi người.
Dẫn dắt cuộc họp
  • Dành thời gian để trò chuyện và nghe mọi người nói, đồng thời chia sẻ với họ những câu chuyện đó.
  • Làm rõ và diễn giải cẩn thận những ý kiến then chốt.
  • Đề nghị mọi người đưa ra quan điểm của mình, bảo vệ những ý tưởng mới.
  • Sử dụng những “kỹ năng động não” (brainstorming techniques).
Ghi lại những ý tưởng và lưu ý trên một biểu đồ minh hoạ:
  1. Sử dụng các màu sáng và chữ in đậm.
  2. Sử dụng hình ảnh cùng các câu chữ.
  3. Sử dụng các dấu hoa thị (*) để nhấn mạnh các điểm them chốt.
  4. Sử dụng không quá 7 từ trên một dòng và 7 dòng trên một biểu đồ.
  5. Đăng tải tất cả các biểu đồ để mọi người có thể dễ dàng tham khảo khi cần thiết.
  6. Vào cuối cuộc họp, chuyển các biểu đồ này tới người thư ký ghi chép để sau đó đưa chúng vào biên bản cuộc họp.
  • Đưa ra những câu hỏi mở nhằm khuyến khích sự đóng góp ý kiến của mọi người.
  • Lịch trình cuộc họp xứng đáng để được thực hiện Hướng sự tập trung vào ư tưởng, quan điểm, chứ không phải vào những con người.
  • Ấn định những bước tiếp theo trong thời gian diễn ra cuộc họp và đảm bảo rằng những hành động này đều được phân công một cách cụ thể.
  • Bám sát chủ đề của cuộc họp đã đề ra trong lịch trình. Đừng quá lệch hướng khỏi những chủ đề đã định hay làm cho nó trở nên một cách nghiêm túc … nhưng đừng dập tắt sự sáng tạo hay làm tổn thưõng đến những người tham dự cuộc họp đang đi lệch hướng
Duy trì trọng tâm và tiến triển của cuộc họp
  • Thu nhận những thông tin và dữ liệu từ cuộc họp. Đảm bảo rằng tất cả mọi người đều đã được nghe và biết những thông tin đó.
  • Để mọi người tham dự thực thi nội dung cuộc họp, bạn chỉ là người dẫn dắt tiến trình mà thôi.
  • Biểu lộ sự cảm kích và ủng hộ những đóng góp mang tính xây dựng của mọi người.
  • Sử dụng lịch trình để đảm bảo cuộc họp tiến triển theo đúng kế hoạch.
  • Điều chỉnh nhịp độ của cuộc họp: đẩy nhanh, chậm lại, tạm ngưng, thay đổi hướng tiến triển.
  • Để mọi người biết rằng họ đang ở giai đoạn nào trong lịch trình cuộc họp đã định.
  • Sơ kết định kỳ những điểm chủ chốt và để mọi người thông qua.
  • Giúp đỡ mọi người đạt được sự đồng thuận và tìm kết luận.
Chủ tọa
  • Bạn nên chỉnh lý chương trình nghị sự và đảm bảo rằng thời gian là không bị lãng phí với từng nội dung họp hoặc các tiêu chuẩn khác khống chế thời gian thảo luận hoặc không cho phép các phát biểu dài.
  • Đảm bảo rằng tất cả được cung cấp quyền như nhau để nói
Điều hành cuộc họp
  • Đảm bảo rằng tất cả thành viên hiểu rằng tại lúc bắt đầu nội dung nào là được thảo luận, vấn đề cần giải quyết và các mục tiêu cần phải đạt được của cuộc họp
  • Lắng nghe cẩn thận và duy trì cuộc họp tập trung về các mục tiêu của nó.
  • Đơn giản hóa tất cả những phức tạp sử dụng các tóm tắt và tổng kết.
  • Ngăn chặn các hiểu lầm và sự mơ hồ và cố gắng duy trì sự trong sáng trong các buổi thảo luận
  • Kết thúc các thảo luận dài trước khi quá muộn.
  • Cố gắng để đạt được sự mãn nguyện lẫn nhau nhưng không lãng phí toàn bộ thời gian của bạn vào các nội dung đơn lẻ
  • Tại cuối của mỗi nội dung trong chương trình họp, tổng kết cái gì đã được thảo luận và cái gì đạt được sự đồng thuận.
Giải quyết với các lời phê bình (LOAFS)
  • Lắng nghe nó (Listen to)
  • Quan sát (Observe)
  • Chấp nhận (Accept)
  • Chịu đựng nó (Feel)
  • Ngậm miệng (Shut-Up)
Điều đó giải thích tại sao chúng ta có hai tai, hai mắt và chỉ có một miệng

Thời gian trình bày
  • Mục tiêu của bạn là đảm bảo công bằng và cơ hội bình đẳng cho mọi thành viên tham gia phát biểu.
  • “Bẻ gãy sự im lặng”, đặc biệt là khi các thành viên là quá nhút nhát hoặc thù địch.
  • Không cho phép “người cũ” làm hại “người mới”. Hãy nhớ rằng tất cả là bình đẳng.
  • Khuyến khích ý kiến tốt xuyên qua sự xung đột giữa các ý tưởng, nhưng cần tránh và không cho phép các mâu thuẩn cá nhân
  • Cẩn thận với những phản ánh đã đề nghị mà loại trừ nhau, chèn ép nhau. Tuy nhiên cũng có những đề nghị mà chứa đựng những mầm mống cho thành công của tương lai.
  • Khuyến khích ‘người mới” nói trước và sau đó là “người cũ”
  • Kết thúc với một lời phát biểu tích cực.
Kết thúc cuộc họp
  • Giúp đỡ tập thể quyết định những bước tiếp theo.
  • Xem xét lại những bước đi tiếp theo đã được ấn định, đảm bảo rằng mỗi người đều biết rõ nhiệm vụ của mình. Hãy chắc chắn rằng mọi người đang chuyển từ “bàn bạc” sang “hành động”.
  • Ở phần kết luận, hãy tổng kết lại những gì tập thể đã làm được.
  • Lịch sự cảm ơn sự tham gia và đóng góp của mọi người trong cuộc họp.
Nội dung tối thiểu cơ bản của biên bản cuộc họp:
  • Thời gian, ngày, nơi họp và chủ toạ cuộc họp
  • Tên của tất cả thành viên dự họp và thành viên vắng mặt (cùng với lý do vắng mặt).
  • Toàn bộ các nội dung thảo luận, ra quyết định, trách nhiệm cá nhân cho các nhiệm vụ được phân công.
  • Thời điểm kết thúc họp
  • Thời gian, ngày, nơi chốn cho lần họp kế.
Tài nguyên tốt nhất cuả tư liệu và ký ức của một cuộc họp là biên bản cuộc họp, vì thế hãy dùng một ít thời gian của bạn để đảm bảo rằng chúng đã được soạn thảo thích hợp.

Những hành động tiếp theo
  • Đánh giá về cuộc họp: Những gì đã làm được? Những gì chưa làm được? Những gì cần cải thiện trong những lần tiếp theo?
  • Chuẩn bị những việc “hậu- bàn bạc” sau khi cuộc họp kết thúc.
  • Trên cơ sở biên bản cuộc họp và cảm nhận của chính mình, bạn hãy soạn ra một văn bản miêu tả đầy đủ và rõ ràng về cuộc họp và đừng quên đưa vào những lời bình luận, câu hỏi, phê phán, và phân tích theo chiều sâu để nâng cao chất lượng của văn bản.
  • Gửi văn bản này tới tất cả những người tham gia cuộc họp, cũng như tới những nhân vật quan trọng khác trong tổ chức.
  • Giám sát tiến trình thực hiện các bước đi tiếp theo.
3 kỹ năng cơ bản điều hành cuộc họp thành công

Người điều hành chính là người chịu trách nhiệm về nội dung và kết quả của cuộc họp. Trước hết bạn phải tuân thủ chính xác về thời gian. Bạn cũng phải giám sát quá trình tranh luận chặt chẽ và khéo léo điều khiển để tránh nảy sinh mâu thuẫn và cãi lộn.

Cuộc họp là nơi để trao đổi và bàn bạc vì vậy thường có không khí trang trọng. Nếu cuộc họp không được chuẩn bị chu đáo sẽ trở nên kém hiệu quả và mất thời gian.
Do vậy người điều hành cuộc họp cần có những kỹ năng cơ bản nhất về cách thức để tổ chức một cuộc họp thành công. 

Chuẩn bị những thứ cần thiết
Trong cuộc họp đa số các sự trao đổi đều mang tính tự phát. Quá trình cuộc họp diễn ra không hoàn toàn được định trước mà nó chỉ theo một đề cương cơ bản. Ngoài ra kết quả của cuộc họp không dễ mà được thống nhất nhanh chóng. Bởi vậy hai điều quan trọng nhất trong công tác chuẩn bị một cuộc họp là: Đặt ra mục đích rõ ràng, thực tế và chuẩn bị những vấn đề cần bàn bạc một cách cụ thể.

Khi một cuộc họp được tiến hành bạn cần nhìn ra ngay mục tiêu cốt lõi của nó. Đôi khi các vấn đề có thể được giải quyết mà không cần đến một cuộc họp do vậy trước hết bạn hãy quyết định tính chất cần thiết phải có một cuộc họp. Thông thường chúng ta cần đến một cuộc họp khi các vấn đề cần giải quyết bằng tư duy, khi cập nhật thông tin mới hoặc khi cần tổng hợp thông tin.

Vấn đề cần bàn bạc chính là cốt lõi của cuộc họp. Người điều hành chủ yếu dựa vào yếu tố này để xây dựng đề cương cho cuộc họp. Cần phân chia thời gian hợp lý cho từng vấn đề và chú thích thời gian trong đề cương cuộc họp gửi đến các thành viên để họ định hướng thời gian bàn bạc cho từng vấn đề cụ thể.

Thể hiện vai trò của người điều hành một cách hiệu quả
Người điều hành chính là người chịu trách nhiệm về nội dung và kết quả của cuộc họp:
  • Trước hết bạn phải tuân thủ chính xác về thời gian.
  • Bạn cũng phải giám sát quá trình tranh luận chặt chẽ và khéo léo điều khiển để tránh nảy sinh mâu thuẫn và cãi lộn.
  • Cần quan sát các thành viên và ghi nhớ thái độ, ý kiến của họ trong cuộc họp.
  • Nếu có thể bạn hãy tạo điều kiện cho các thành viên có cơ hội được chào hỏi xã giao trước cuộc họp, điều này sẽ phần nào giúp hạn chế tranh cãi gay gắt hay gây gổ trong cuộc họp căng thẳng.
Tổng hợp cuộc họp là bước rất quan trọng
  • Trước khi kết thúc cuộc họp bạn hãy tổng kết lại những vấn đề cốt lõi đã được giải quyết hay còn tồn đọng và giao việc cụ thể cho từng thành viên.
  • Nhắc nhở những thành viên về nhiệm vụ của họ được giao sau cuộc họp.
  • Nếu có thể hãy xin nhận xét của những thành viên tham gia về cuộc họp mà bạn tổ chức.
Điều này giúp bạn rút kinh nghiệm và làm tốt hơn những lần sau. Hãy cố gắng tổng hợp cuộc họp trong vòng 24h sau khi kết thúc.
Marketing4u.vn - Sưu tầm & tổng hợp các bài viết báo - internet

Jul 17, 2011

Nhà quản lý một phút by Kenneth Blanchard & Spencer Johnson

[Marketing4u.vn]Mọi người làm việc với ông điều cảm thấy an tâm. Không ai cảm thấy bị dẫn dắt, điều khiển hay đe dọa bởi vì mọi người biết ngay từ đầu ông đang làm gì và tại sao làm điều đó.” 


Khi ngồi ở bàn làm việc suy nghĩ, nhà lãnh đạo một phút nhận ra rằng ông là người may mắn thế nào. Ông tự ban tặng cho mình cái tài tạo ra những kết quả lớn hơn với thời gian ít hơn” 

Nghĩa là, có mục tiêu rõ ràng tiết kiệm rất nhiều thời gian và năng lượng để sử dụng hiệu quả cho những việc khác. 

Một thanh niên đi khắp thế giới tìm một tấm gương của một nhà quản lý tài ba. Anh muốn làm việc cho một người như thế và học cách để trở thành một nhà quản lý tốt như vậy. Nhưng hầu hết những người trong giới mà anh đã tiếp xúc không mang lại cảm hứng nào đáng kể. Anh gặp những người quản lý quyết đoán và điều hành công việc trôi chảy nhưng lại không được nhân viên quý mến và những người quản lý vui vẻ và làm vừa lòng nhân viên nhưng lại không chú trọng đến hiệu quả công việc.

Liệu có một người quản lý kết hợp được những điểm tốt của cả hai loại người đó không? Anh thanh niên nghe nói đến một người nào đấy có vẻ phù hợp với kiểu người anh đang tìm kiếm, điều buồn cười là người đó ở trong một thành phố gần nhà anh. Anh thanh niên thật ngạc nhiên vì người giám đốc này đồng ý gặp anh ngay lập tức và chia sẻ cách ông quản lý nhân sự. Và như thế câu chuyện của nhà quản lý một phút bắt đầu. 

Bạn sẽ được thứ lỗi vì đã cảnh giác với phương pháp quản lý của người mà chỉ cần một phút. Điều này có thực tế không? 

Nhà quản lý muốn dành ít thời gian cho việc động viên nhân viên và giải quyết các vấn đề sẽ nắm bắt điều gì đó để đưa ra giải pháp; hoặc 
Phải có cái gì đó đúng ở phong cách quản lý này 

Phương pháp của nhà quản lý một phút 

Có ba bí mật hay ba yếu tố về phương pháp quản lý một phút:
Thống nhất các mục tiêu (không nhiều hơn sáu) với các nhân viên. Nhớ ghi lại từng mục một trên từng mẫu giấy. Đấy gọi là “lập mục tiêu trong một phút.” Từ đó, nhân viên biết chính xác điều gì đang chờ đợi ở họ và ít khi đi gặp giám đốc trình bày các khó khăn – họ biết họ được thuê để giải quyết các khó khăn. 

Nhân viên nên đọc lại các mục tiêu thường xuyên như một cách bảo đảm rằng kết quả thực hiện đúng với kỳ vọng. Họ cũng nên cung cấp chi tiết của diễn tiến công việc cho nhà quản lý. Điều này không có nghĩa là nhà quản lý theo dõi nhân viên đang làm gì mà nhà quản lý có thể “biết được họ đang làm việc một cách đúng đắn.” Từ đó có thể “khen thưởng một phút” mang đến những phản hồi tốt và ngay lập tức đối với những công việc đã được thực hiện. 

Nếu một người có các kỹ năng thực hiện công việc một cách đúng đắn nhưng lại không đem lại kết quả như mong đợi, nhà quản lý sẽ có “khiển trách một phút”. Sự khiển trách nghiêm khắc này là khiển trách một hành động hay thái độ, không phải là khiển trách một con người, và đây chỉ là trường hợp ngoại lệ so với chuyên môn hàng ngày của nhân viên. Sau khi khiển trách, nhà quản lý nhắc nhở nhân viên này về giá trị của anh đối với công ty. 

Phần hai của câu chuyện nhắm đến giải thích tại sao phong cách quản lý một phút lại có tác dụng. 

Lập mục tiêu một phút có thể thực hiện được bởi vì ”động lực thức đẩy số một của con người là thông tin phản hồi các kết quả”. Chúng ta muốn biết chúng ta làm việc như thế nào, và nếu chúng ta làm tốt thì chúng ta cảm thấy hài lòng. Nhà quản lý một phút có một tấm bảng treo trên tường đề là: “Hãy dành một phút – Nhìn lại các mục tiêu của bạn – Nhìn lại các kết quả của bạn – Hãy xem thái độ của bạn có phù hợp với mục tiêu của bạn không”. Đơn giản nhưng hiệu quả. 

Khen thưởng một phút cũng có tác dụng cho việc thúc đẩy. Thật hiếm khi thấy ai biết làm một cách đúng đắn ngay từ ngày đầu tiên; bạn phải nỗ lực, cố gắng cho việc đào tạo. “Vì thế điều quan trọng để đào tạo một ai làm một công việc mới là ngay từ đầu hiễu được họ đang làm một điều gì đó gần đúng cho đến khi họ có thể học cách làm việc đó một cách chính xác và đúng nhất”. Kỹ luật không áp dụng được với người không cảm thấy an tâm đối với việc họ đang làm, chỉ có lời động viên mới có thể phát huy tác dụng. Lời khen giúp họ đi vào phương hướng đúng. Dù chỉ cần dành ít thời gian cho việc khen ngợi, nhưng nó chính là nguồn năng lượng có thệ vận hành cả một doanh nghiệp. 

Lời khiển trách một phút vận dụng được bởi vì đó là hình thức phản hồi công bằng nhất để khắc phục các kết quả chưa đạt. Khi đặt mục tiêu đã đạt ra và kỳ vọng đều rõ ràng, người ta thường sẽ thấy được liệu lời khiển trách có hợp lý không. Nhà quản lý được tôn trọng bởi vì ông hay bà ta đã “nói lên sự thật”. Vì sự khiển trách rất nhanh và tập trung ở hành động cụ thể (không phải là bản thân người đó), người bị khiển trách sẽ ít có cảm giác buồn bã hơn; khi việc này kết thúc nó thường kết thúc bằng một sự ghi nhận tốt và có thể nhanh chóng bị quên lãng hay thậm chí không bị xem là nghiêm trọng. 

Nỗ lực để dẫn dắt 

Tính quá đơn giản của kiểu quản lý một phút sẽ có vẻ đáng nghi ngại đối với một số người. Tuy nhiên nó hơn việc áp dụng sự hiệu quả vào quan hệ giữa con người trong môi trường làm việc một phút. Triết lý của “bỏ ra rất ít thời gian để có được các kết quả lớn” đến từ sự đánh giá thực tế bản chất của con người. 

Nhà quản lý một phút trong câu chuyện này thừa nhận rằng quản lý không thể luôn luôn thực hiện được trong một phút. Đúng hơn, đó là hàm ý rằng quản lý con người có thể ít phức tạp hơn chúng ta tưởng. Không cần thiết phải tổ chức vô số buổi thảo luận mục tiêu và vấn đề. Cần có thời gian đầu tư vào việc lập mục tiêu nhưng sau đó sự liên hệ giữa người chủ và nhân viên cấp dưới có thể giảm tới mức thấp nhất. 

Hãy tìm hiểu một vài ví dụ quản lý con người thành công. Nhà đầu tư Warren Buffett thuê các giám đốc và thỏa thuận một số ít mục tiêu rõ ràng đến mức ông hiến khi cần gặp họ. Các giám đốc này xúc tiến công việc và gửi cho ông các báo cáo định kỳ. Nhà thám hiểm Nam cực Ernest Shackleton được các thành viên trong đoàn tôn trọng vì họ biết chính xác điều gì được mong đợi từ họ. Nếu họ bị khiển trách vì điều gì, thì luôn có một lý do rõ ràng và hợp lý. Gần đây hơn, Jack Welch của tập đoàn GE giải thích phong cách quản lý của ông là “đánh đập và ôm ấp” chỉ được áp dụng tùy theo các mục tiêu đã được phác thảo và chuẩn bị trước đấy. Điều này không tạo ra một không khí e dè, sợ sệt – nếu ai không làm tốt công việc như mong đợi họ không thể trách cứ ai mà chính là phải tự trách mình. 

Một ý nghĩa khác: các ý tưởng trong cuốn quản lý một phút không chỉ dành cho môi trường công việc mà còn có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác trong quan hệ cá nhân. Chẳng hạn “cứng rắn và dễ chịu” cũng là mục tiêu của bất kỳ bậc cha mẹ nào. 

Lời bình luận cuối 

Sau nhiều thập kỷ với hàng loạt sách về khoa học quản lý và hành vi tổ chức, cuốn nhà quản lý một phút xuất hiện như một luồng gió mới cho các giám đốc. Cuốn sách có vẻ đơn giản hóa, nhưng lại dựa trên cơ sở vững chắc của những phát hiện mới nhất về tâm lý ứng xử. Cái tài của Blanchard và Johnson là đã cung cấp những kiến thức đó dưới hình thức của câu chuyện có sức thu hút hơn. 

Ngày nay cơ cấu tổ chức của các công ty ít phân cấp hơn và chú trọng đến làm việc theo nhóm nên có thể nói rằng cuốn sách ít phù hợp hơn. Sách dường như mô tả một môi trường làm việc thuộc mô hình cũ, phân cấp và phân biệt giới tính trong môi trường làm việc mang phong cách “Ông chủ và cấp dưới”. Quan trọng hơn, ngày nay chúng ta có thể phân biệt giữa nhà quản lý đơn thuần và lãnh đạo – nếu lãnh đạo tạo nên thúc đẩy tinh thần thì nhà quản lý chỉ đơn thuần quản lý. 

Tuy nhiên, người lãnh đạo thực sự, như ví dụ trên, sẽ cảm thấy khó làm được gì nếu không có một số kỹ năng quản lý con người căn bản. Họ sẽ tìm cách tạo ra môi trường làm việc thoải mái ở đó mọi người có đủ thời gian cần có để theo đuổi các mục tiêu quan trọng. Ý nghĩ tạo ra sự thoải mái là vì mỗi người biết chính xác vai trò của mình; có sự minh bạch và rõ ràng của mục tiêu. 

Các sách cùng chủ đề: 
  • Warren Buffett: Buffett – tác giả Roger Lowenstein 
  • Ernest Shackleton: Shacklenton’s Way – tác giả Margot Morrell & Stephanie Capparell 
  • Jack Welch Jack – Jack Welch Jack 
Sơ lược về Kenneth Blanchard & Spencer Johnson: 

Blanchard có bằng cử nhân của Đại học Cornell chuyên ngành Chính quyền và Triết, bằng Thạc sĩ của trường Đại học Colgate về Xã hội học và Tư vấn, và bằng Tiến sĩ về Quản trị và Quản lý. Ông là tác giả của các sách được dùng rộng rãi trong giảng dạy, Quản lý hành vi tổ chức: Sử dụng nguồn lực con người, và hiện là Giáo sư môn Lãnh đạo và Hành vi tổ chức tạo Đại học Massachusetts, Amherst. Ông cũng quản lý công ty của mình chuyên về đào tạo và phát triển doanh nghiệp.

Marketing4u.vn - Theo 50 tác phẩm kinh điển

Jul 15, 2011

Kỹ năng bán hàng: Nghệ thuật đưa thông điệp đến khách hàng

[Marketing4u.vn] Hàng ngày, bạn bị ngập trong hàng trăm quảng cáo. Nếu bạn giống như đa số thì bạn sẽ mất rất nhiều sức lực để cố gắng phác ra những thông điệp ấy. Bây giờ bạn hãy tự hỏi mình: “Làm thế nào để tôi trình bày được khúc chiết thông điệp của mình, khi phần lớn người mua đang cố gạt bỏ nó do quá tải”? Câu trả lời là: cách xúc tiến bán hàng khác với thông thường. Đó là kỹ thuật để truyền đạt trong một thương trường đông nghịt.

Nếu tôi cùng đi với bạn trên đường phố chính và hỏi bạn tên của ba hiệu sách địa phương, thì hiệu sách đầu tiên bạn nêu ra sẽ là hiệu sách bạn ưa thích nhất. Nếu tôi hỏi, lại sao bạn lại nêu tên hiệu sách đó trước tiên, thì chắc rằng bạn có thể nói ngay một lý do mà không cần đắn đo. Những gì bạn đang nói chính là truyền đạt cho cách xúc tiến bán hàng duy nhất của hiệu sách đó. Thực tế mà bạn biết nó, chứng tỏ họ đã biết tập trung quảng cáo để làm cho tên của họ và những xúc tiến bán hàng khác thường, đi vào trong tâm trí bạn.

Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đã rõ và là những điểm khác biệt đáng ao ước so với sản phẩm của đối thủ, thì sự định vị của bạn chỉ cần nhấn mạnh vào điểm khác nhau then chốt. Hãy cân nhắc những điểm mạnh của bạn và những điểm yếu của đối thủ. Một vài thuộc tính phổ biến xung quanh cách xúc tiến bán hàng khác thường này được tạo ra bởi: chất lượng - sự lựa chọn - kiểu cách/cách tạo dáng - giá - dịch vụ - địa điểm

Cách xúc tiến bán hàng khác thường

Muốn thế bạn cần trả lời ba câu hỏi sau:
  1. Lợi ích nào là duy nhất trong đề nghị của bạn, và cơ sở của khẳng định này là gì?
  2. Ai là thị trường mục tiêu mà lợi ích này đang hấp dẫn sự chú ý của họ?
  3. Đề xuất bán hàng độc đáo này đã được xác nhận thế nào bởi các đối thủ quan trọng đối với thị trường mục tiêu này?
Tạo ra một “định vị” như trên là một vấn đề cân bằng những thành phần đó, mô tả một vị trí bạn sẽ nắm giữ trong sự chú ý của thị trường mục tiêu, khách hàng phân biệt bạn, từ sự cạnh tranh của bạn. Ta hãy cân nhắc mỗi một thành phần này.

Trước khi người ta mua, thì một hành động biến đổi có sức lôi cuốn phải xảy ra: những nét đặc biệt phải được chuyển thành lợi ích. Một nét đặc biệt là cái gì đấy mà bạn đã thiết kế trong sản phẩm hay dịch vụ. Một lợi ích là cái mà khách hàng có được khi mua sản phẩm đó. Một nét đặc biệt có thể là hữu ích, nhưng không phải tự nó có sự chú ý hấp dẫn. Một lợi ích là một giải pháp cho một vấn đề, là sự hoàn thành một mong muốn.

Lấy ví dụ một cái đèn xách đi cắm trại, có dây đai trên đầu, để đeo qua vai được. Bạn đã thiết kế dây đai trên đầu sản phẩm, đó là một đặc điểm. Vì thế, hai bàn tay khách hàng được tự do thao tác đèn xách, đó là một lợi ích. Cho dù bạn không tìm thấy một đặc điểm hoàn toàn mới lạ để xúc tiến, thì phải tìm một đặc điểm nào mà các đối thủ khác đã không nhận thấy. Khi bạn tìm được nó, thì bạn đã có một chữ “lạ” hoặc “duy nhất” cho cách gợi ý bán hàng duy nhất này của bạn.

Những yếu tố cần chú trọng để mang lại hiệu quả

Làm thể nào để sản phẩm của tôi nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh? Tôi phải giải quyết các vấn đề của khách hàng ra sao? Tôi nên cư xử thế nào để có được các đơn đặt hàng?… Để trả lời các câu hỏi trên, một số chuyên gia hàng đầu, tác giả của những cuốn sách về bán hàng sẽ chia sẻ các kinh nghiệm của họ.

1. Bán lợi ích, chứ không bán đặc điểm.
Sai lầm lớn nhất mà các công ty thường mắc phải là hướng sự tập trung vào đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ. Thay vì làm như vậy, bạn hãy chú ý đến lợi ích của sản phẩm/dịch vụ và nhấn mạnh những tác dụng, hiệu quả của chúng. Hãy luôn tập trung vào những ích lợi mà sản phẩm tạo ra cho các khách hàng của bạn.

2. Bán cho những người có vẻ như sẽ mua sản phẩm của bạn.
Khách hàng tiềm năng là những người rất quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn, họ cũng là những người có quyết định mua sắm rất nhanh chóng. Nếu bạn đang bán máy photocopy, đừng cố gắng bán cho những người chưa từng mua một chiếc máy photocopy, mà hãy bán cho những người đã sở hữu một chiếc máy, hay những người mà bạn biết chắc rằng họ đang rất quan tâm tới việc mua cho mình một chiếc máy. Hãy cho họ thấy sản phẩm của bạn nổi trội như thế nào.

3. Khác biệt hoá sản phẩm của bạn.
Tại sao các khách hàng lại mua sắm sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn chứ không phải là của các đối thủ cạnh tranh? Mọi người không thích phá bỏ sự quen thuộc và tiện nghi thường ngày của mình để thử một cái gì đó mới mẻ. Vì vậy, hãy đưa ra cho các khách hàng ba lý do thích hợp để dùng thử sản phẩm của bạn, ví dụ, sản phẩm/dịch vụ của bạn có tốc độ cao hơn, giá thành rẻ hơn và có chất lượng cao hơn.

4. Mặt đối mặt.
Việc tiêu phí tiền bạc cho hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông là một trong những cách thức ít hiệu quả nhất đối với những công ty mới khởi sự kinh doanh. Không có con đường tắt nào để tiếp cận với khách hàng tốt hơn việc bạn trực tiếp mặt đối mặt với các khách hàng của mình - hoặc ít nhất là nói chuyện qua điện thoại.

5. Tập trung vào công việc bán hàng thứ cấp.
Gần 85% doanh thu bán hàng được tạo ra từ hoạt động giao tiếp và qua lời nói. Đó là kết quả của việc một ai đó khuyên bạn bè, người thân của họ nên mua sản phẩm/dịch vụ của bạn, do đó bạn hãy tập trung vào việc thiết lập nhiều mối quan hệ và để những người quen giới thiệu người quen của họ với bạn. Hãy tự hỏi bản thân: Liệu các khách hàng của mình đã thực sự thoả mãn để qua đó họ tiếp tục mua sắm sản phẩm/dịch vụ mình đang cung cấp và giới thiệu về mình cho bạn bè, người thân của họ chưa?

Những yếu tố cần có để mẫu quảng cáo chào hàng lôi cuốn

Giới tiêu dùng ngày nay luôn tỏ ra có khả năng mua sắm khôn ngoan. Họ thường tìm hiểu kỹ mọi thông tin trước khi bỏ ra những đồng tiền vốn khó kiếm được của mình. Trước khi quyết định mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ, họ luôn muốn biết vì sao doanh nghiệp này lại vượt trội hơn so với các doanh nghiệp khác.

Vì vậy, bên cạnh việc đảm bảo chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ tuyệt hảo, doanh nghiệp phải tìm cách lôi cuốn, hấp dẫn người tiêu dùng bằng những lời chào hàng thông minh. Dưới đây là vài hướng dẫn cụ thể.

1. Nêu bật những lợi ích. Bạn có thể kể cho khách hàng nghe mọi thứ tuyệt hảo nhất mà sản phẩm của bạn mang đến cho họ cũng như hàng loạt các tính năng bổ trợ khác, song điều họ thật sự muốn biết chính là những sản phẩm ấy sẽ giúp cải thiện cuộc sống của họ tốt đẹp hơn như thế nào, liệu nó có giúp công việc trở nên dễ dàng hơn không, có cho phép họ dành nhiều thời gian hơn cho gia đình không… Vì vậy, hãy cố gắng cho họ biếtrõ các lợi ích cốt lõi của sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang tìm khách hàng.

2. Có được dòng tiêu đề đầy sức hấp dẫn. Khi thấy mẫu quảng cáo hay bất cứ lời giới thiệu nào về sản phẩm hay dịch vụ, khán giả thường có khuynh hướng lướt qua những dòng văn đầu tiên. Do đó, dòng tiêu đề của bạn phải làm sao chiếm trọn được sự chú ý của họ và lôi cuốn họ đọc nhiều hơn, lâu hơn. Hãy sử dụng các lợi ích nêu bật ngay trong dòng tiêu đề.

3. Tránh dùng nhiều thuật ngữ. Nếu bạn sử dụng quá nhiều những ký tự viết tắt hay các cụm từ riêng mang tính chuyên sâu trong văn phong quảng cáo, có thể bạn sẽ tạo nên cảm giác xa lạ đối với các khách hàng tiềm năng vì họ bị rối trí. Do đó, hãy viết sao cho mọi độc giả đều dễ dàng hiểu trọn thông điệp quảng cáo.

4. Sử dụng những lời nhận xét uy tín. Những trích đoạn đáng tin cậy từ các khách hàng thân thiết và yêu mến doanh nghiệp sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tìm thêm khách hàng mới. Mọi người đều muốn hợp tác với doanh nghiệp có uy tín cao trên thị trường.

5. Cá nhân hóa. Hãy đàm thoại trực tiếp với các độc giả. Sử dụng các từ ngữ “bạn”, “của bạn” thay vì “quý khách” hay “khách hàng” nhằm tạo sự thân thiện để lôi kéo người đọc trong lời chào hàng.

6. Mời gọi người đọc hành động. Đừng bao giờ buộc người đọc thông tin phải tìm kiếm địa chỉ liên hệ của bạn. Nhất thiết phải đính kèm địa chỉ email và số điện thoại trong mọi lời kêu gọi hành động.

7. Ngôn từ quảng cáo trên website. Văn phong bạn viết trên brochure quảng cáo hay thư giới thiệu sản phẩm có thể sẽ được định dạng rất khác so với dòng chào hàng sử dụng trên website.

Hãy lưu ý một số yếu tố đặc trưng khi viết nội dung quảng cáo trên website sau đây:
  • Sử dụng đúng các cụm từ khóa. Nên tìm hiểu xem đâu là những cụm từ khóa hay các từ ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn được mọi người tìm kiếm nhiều nhất trên website. Đính kèm các cụm từ ấy vào dòng quảng cáo sẽ giúp bạn đến với các khách hàng mới.
  • Viết các đoạn văn ngắn. Hãy ngắt những bài viết dài thành nhiều đoạn nhỏ nhằm giúp văn bản trực tuyến dễ đọc hơn với độc giả. Nếu đoạn văn trông quá lê thê, dài dằng dặc và gây cảm giác khó có thể đọc hết thì hẳn nhiên, mọi người sẽ nhấp chuột sang trang khác.
  • Sử dụng các đề mục nhỏ. Các đầu đề nhỏ sẽ giúp khách hàng tương lai dễ dàng nhấp chuột lướt qua toàn bộ bài viết và dừng ngay tại những phần nào lôi cuốn họ nhiều nhất.
Tổ chức một hội nghị/hội thảo bán hàng hiệu quả

Thật không? Hội nghị/hội thảo bán hàng hiệu quả? Chẳng phải bán hàng luôn là một quy trình khó khăn, không mấy dễ chịu, trong đó những người bán hàng huênh hoang sử dụng mọi thủ thuật trong hay ngoài sách vở để thuyết phục những khách hàng bất đắc dĩ phải mua hàng hay sao?

Đương nhiên đó là một trong những biện pháp bán hàng, thậm chí là biện pháp phổ biến nhất. Nhưng cũng có những biện pháp khác, có hiệu quả hơn, thoải mái hơn và có khả năng xây dựng một mối quan hệ lâu dài giữa người mua và người bán.

Trên thực tế, tại rất nhiều hội nghị/hội thảo bán hàng thường tồn tại một qui luật bất thành văn là những người bán hàng phải tổ chức hội nghị bao gồm những nội dung sau:
  • Trình bày giới thiệu về công ty, bao gồm bộ máy tổ chức và báo cáo tài chính trong ít nhất 5 năm.
  • Trình bày được chuẩn bị sẵn về tất cả các sản phẩm, bao gồm cả những sản phẩm không bao giờ khiến khách hàng quan tâm.
  • 5 phút cuối cùng để cố gắng tìm hiểu xem khách hàng cần mua gì.
Trong những hội nghị/hội thảo đó, chân dung của vị khách hàng thường là một người cảnh giác, khoanh tay phòng thủ, trên mặt biểu lộ ý nghĩ "Đừng hòng lừa tôi mua bất kỳ thứ gì". Hãy tìm biện pháp khác giúp cho khách hàng có được không khí thoải mái, tích cực khi đặt câu hỏi, hơn là việc nhét đầy thông tin vào đầu họ. Tìm cách nói đơn giản để biến hội nghị bán hàng trở nên thân thiện hơn.

Dưới đây là một số gợi ý tốt cho những nhà tổ chức hội nghị/hội thảo bán hàng:

Đầu tiên, không nên gọi là hội nghị bán hàng, có thể dùng từ "hội nghị/hội thảo khách hàng, hoặc chuyên đề cụ thể nào đó" để thay thế. Đây không phải chỉ là vấn đề ngôn ngữ, vấn đề là trọng tâm của hội nghị/hội thảo không phải là bán hàng đơn thuần, mà trọng tâm là gặp gỡ khách hàng tiềm năng, tìm hiểu về họ và giới thiệu với họ những gì bạn có thể cung cấp.

Bạn không có mặt ở đó chỉ để bán hàng, bạn có mặt để giúp khách hàng có sự lựa chọn khôn ngoan. Đương nhiên, bạn phải chủ động vì bạn tin tưởng vào chất lượng sản phẩm/dịch vụ và bạn tin rằng khách hàng cần sản phẩm/dịch vụ đó.

Bạn có thể tổ chức hội nghị/hội thảo theo 4 bước sau đây:

1. Lên khung chương trình

Giới thiệu ngắn gọn về bản thân và công ty, sau đó giành một chút thời gian để lên khung chương trình.

Thời gian: Có thể bắt đầu bằng việc xác định trước khoảng thời gian, như "Tôi định kết thúc cuộc họp mặt trước X giờ. Mọi người có đồng ý vậy không?". Thường khách hàng dễ trả lời "Tốt thôi tôi có một cuộc hẹn ngay sau đây". Rồi sau đó bạn có thể kết thúc trước thời gian đã định khoảng 5 phút.

Nội dung: Sau đó, bạn có thể giành thời gian hỏi những khách hàng tiềm năng trước. Bạn có thể nói rất nhiều về sản phẩm của mình, nhưng nếu bạn không biết gì về khách hàng thì bạn không thể nói điều gì phù hợp với họ. Rồi sau đó, bạn có thể hỏi lại xem khách hàng có thấy thông tin hữu ích hay không. Nếu khách hàng đồng ý, họ sẽ quan tâm đến toàn bộ nội dung cuộc họp.

2. Đặt những câu hỏi thú vị

Hội nghị/hội thảo này không giành riêng cho bạn, mà là hướng tới toàn bộ khách hàng.

Có rất nhiều câu hỏi hay, tuy nhiên câu hỏi sau đây có thể được coi là câu mào đầu thú vị nhất: "Điều gì khiến bạn bỏ thời gian tham dự hội nghị này?". Đây là một câu hỏi có hiệu quả đáng kinh ngạc, vì nó đi thẳng vào trọng tâm vấn đề tại sao bạn lại đối thoại với khách hàng đó. Toàn bộ cuộc họp nhằm mục đích tìm ra lý do khách hàng cần gặp bạn, do đó tại sao bạn lại không hỏi thẳng ngay từ đầu?

Và câu hỏi cuối cùng có thể là "Bạn cảm thấy ra sao, nếu ... (kết quả của việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn)?". Bằng việc trả lời câu hỏi, khách hàng đã cho bạn toàn bộ những lý do, lập luận tại sao nên dùng sản phẩm/dịch vụ đó.

Việc đặt câu hỏi là điều quan trọng, và những hội nghị khách hàng thành công khi hầu hết phát biểu đều từ phía khách hàng. Điều này cũng có nghĩa là nếu bạn chưa bán được hàng ngay lập tức, thì bạn cũng thu thập được những thông tin mới mẻ.

3. Hãy trình bày những thứ bạn có thể cung cấp trong một trang giấy

Rất nhiều khách hàng chờ đợi (hoặc phát chán) một bản trình bày dài tới 20 trang, và họ cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái khi bạn chỉ đưa ra một tờ giấy rồi giải thích những sản phẩm dịch vụ của bạn dựa vào đó.

Bạn có thể nói rằng "Nhưng sản phẩm của tôi không chứa hết trong vòng một trang". Thật sự là như vậy sao? Nếu bạn không thể mô tả công ty và sản phẩm của bạn đủ ngắn gọn trong vòng một trang, thì rõ ràng bạn chưa sẵn sàng nói chuyện với khách hàng tiềm năng. Họ cần có những thông tin minh bạch và đơn giản như vậy.

Bản trình bày này có thể tập trung vào những việc bạn làm, và rất ít thông tin giới thiệu về bạn. Cũng có thể đưa thêm một số mô tả cách thức làm việc và thông tin tham khảo về các khách hàng khác.

Đương nhiên, nếu bạn đã tìm hiểu về khách hàng, thì bạn có thể kết nối giữa sản phẩm bạn cung cấp và nhu cầu khách hàng dễ dàng hơn. Bản trình bày sẽ hướng tới mục đích mà bạn mong muốn và phù hợp với từng khách hàng cụ thể.

4. Kết thúc cuộc họp

Bạn có thể kết thúc cuộc họp một vài phút trước thời gian đã định. Điều này cho thấy bạn tôn trọng thời gian của khách hàng, tránh việc khách hàng bồn chồn lúc gần kết thúc và tự hỏi liệu cuộc họp có kết thúc đúng giờ để họ có thể tiếp tục tham dự cuộc họp kế tiếp hay không.

Dường như những người bán hàng có một niềm tin bất thành văn rằng hội nghị kéo dài đồng nghĩa với kết quả tốt. Điều này hoàn toàn sai lầm.

Khi kết thúc cuộc họp, chúng ta có thể hỏi:
  • "Bạn có hài lòng với cuộc họp không? Bạn có nhận được tất cả những thông tin bạn cần?"
  • "Bạn có muốn lưu lại địa chỉ email để chúng tôi có thể gửi những bản tin cập nhật của chúng tôi"
  • "Chúng tôi có thể liên hệ với bạn qua điện thoại để trao đổi về việc ... được chứ?"
Bước 1 chỉ kéo dài mấy phút, bước 2 sẽ chiếm khoảng 25 phút. Sau đó bạn có 20 phút để giới thiệu sản phẩm, trả lời thắc mắc của khách hàng và 5 phút để kết thúc cuộc họp. Như vậy bạn đã có một cấu trúc hội nghị khách hàng hợp lý trong 1 tiếng đồng hồ.
Marketing4u - Sưu tầm - tổng hợp từ các bài viết trên báo - internet