Aug 7, 2011

Dự báo 10 xu hướng tiêu dùng mới tại Việt Nam

[Marketing4u.vn] Từ phát triển dân số

Ảnh: Sưu tầm internet
Hiện dân số Việt Nam đang đứng thứ 13 trên thế giới với 82 triệu người. Trong đó, 75% dân số ViệtNam sống ở nông thôn. Do đó, sự chuyển dịch dân cư vào các trung tâm đô thị lớn là tất yếu và sẽ ảnh hưởng quan trọng đến thói quen tiêu dùng tại Việt Nam trong những năm tới. Dự đoán năm 2020, dân số Việt Nam sẽ vượt qua Nhật Bản (nước đang có số dân giảm) và đứng thứ tư châu Á chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Tỷ lệ phát triển dân số sẽ mang lại một vài xu hướng tiêu dùng mới và những thay đổi trong vòng 10 năm tới. Trong đó, việc tăng mạnh lực lượng lao động (những người đưa ra quyết định tiêu thụ) và kiểu hộ gia đình nhỏ sẽ kích thích việc tiêu dùng. Nền kinh tế tiêu thụ sẽ trở thành một yếu tố lớn trong tổng quan kinh tế. Dự báo sự phát triển dân số và sự di dân vào đô thị sẽ đưa nền kinh tế tiêu dùng tại Việt Nam đạt đến những tầm cao mới.

Đến tầng lớp thu nhập cao

Trong vòng 10 năm tới, một tầng lớp mới có thu nhập cao (hiện chỉ khoảng gần 1% dân số) sẽ xuất hiện ở Việt Nam. Vào năm 2016, tầng lớp này sẽ chiếm ít nhất 10% trong tổng số dân. Tầng lớp mới được gọi là “Vinavalet” sẽ là lực lượng thúc đẩy sự tăng trưởng các mặt hàng xa xỉ phẩm, từ xe hơi BMW đến các ngôi nhà được thiết kế độc đáo và những chiếc đồng hồ sang trọng. Dự báo một tầng lớp tiêu thụ “Vinavalet” mới sẽ đẩy mạnh việc tiêu dùng, đặc biệt là các mặt hàng xa xỉ phẩm.


Mua ở đâu và khi nào

Hiện Việt Nam chỉ có 10 nhà bán lẻ hiện đại. Trong vòng 5 năm tới, con số này ít nhất sẽ tăng gấp đôi. Bởi các nhà đầu tư quốc tế và nội địa đã bắt đầu nhìn thấy tiềm năng của thương mại hiện đại ở Việt Nam (qua Thái Lan có thể thấy tương lai ngành bán lẻ của Việt Nam). Bên cạnh đó, ảnh hưởng của thương mại hiện đại cũng thể hiện qua việc người Việt Nam mua sắm như thế nào. Trước hết, tần số mua sắm sẽ giảm bớt vì ngày càng ít người tiêu dùng mua sắm hàng ngày ở các chợ và bắt đầu mua khối lượng lớn theo tuần. Thẻ tín dụng sẽ cho phép việc mua sắm tăng lên, bởi vì người tiêu dùng sẽ có thể dùng loại thẻ nhựa này thay vì phải đem theo nhiều tiền mặt. Dự báo, các đại lý thương mại hiện đại sẽ cách mạng hóa thói quen tiêu dùng bằng việc giảm tần số mua sắm và tăng giá trị mua sắm.



Nhu cầu về ăn uống

Một đất nước cách đây 10 năm không đặt ra những nhu cầu ăn uống cơ bản cho dân số của mình, nay đã quan tâm đến sức khỏe. Trong vòng 10 năm tới, người tiêu dùng Việt Nam sẽ còn quan tâm nhiều hơn nữa đến sức khoẻ, đến các thành phần và các nhãn hiệu với những “hàm lượng chất béo thấp” hoặc “hàm lượng cholesterol thấp”. Dự báo, thức ăn dinh dưỡng và sự đam mê luyện tập thể dục sẽ trở thành xu hướng trong vòng 10 năm tới tại Việt Nam.

Cạnh tranh FMCG

Việc cạnh tranh giữa các công ty sản xuất hàng tiêu dùng (FMCG) sẽ trở thành xu hướng chính. Với việc mở cửa thị trường Việt Nam cho các nhà đầu tư mới, một loạt thay đổi sẽ ảnh hưởng đến giá cả và việc quản lý hàng hóa. Hiện hầu hết các công ty FMCG dựa vào đội ngũ bán hàng khu vực để bán và kiểm soát các luồng sản phẩm của họ. Như vậy, với sự xuất hiện ngày càng nhiều các đại lý thương mại hiện đại. Các nhà sản xuất sẽ phải thay đổi cấu trúc để thích nghi với khách hàng mới với đảm bảo có đủ hàng hóa. Các nhãn hàng cá nhân cũng sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh trong lĩnh vực này. Theo đó, việc quản lý chất lượng hàng hóa sẽ được nhà sản xuất tập trung chủ yếu. Tất cả yếu tố mới này đòi hỏi sự thay đổi trong phân phối, quản lý hàng hóa và tạo sự cạnh tranh về giá từ các nhà sản xuất và nhà bán lẻ. Dự báo, việc gia tăng cạnh tranh sẽ tạo quy trình tái cấu trúc và cuộc cạnh tranh về giá giữa nhà sản xuất và bán lẻ, sẽ đem lại thuận lợi cho người tiêu dùng Việt Nam.

Biến đổi từ cơ sở hạ tầng

Việt Nam đang trên đường trở thành con hổ châu Á với nhiều thay đổi từ sự phát triển cơ sở hạ tầng. Trong đó, những ngôi nhà 3 tầng được thay thế bằng những khu nhà cao tầng. Những chiếc xe bò được thay thế bằng xe buýt và hệ thống xe điện ngầm. Những đường cao tốc sẽ trở thành đường siêu tốc cho những chiếc xe hơi hiện đại nhất. Tất cả thay đổi này sẽ ảnh hưởng mạnh đến quảng cáo và mua sắm tiêu dùng. Việc phát triển cơ sở hạ tầng cũng mang đến xu hướng mới trong trang trí và sửa chữa nhà cửa, khi các trung tâm đô thị ngày càng trở nên đông đúc và không gian trở thành nhân tố chủ yếu trong cuộc sống thành thị. Đồng thời sự chú trọng vào các mặt hàng điện tử cũng có ý nghĩa quyết định đối với thành công trong tương lai của những mặt hàng dùng lâu bền như TV, tủ lạnh và máy tính. Dự báo, phát triển cơ sở hạ tầng sẽ mang lại sự bùng nổ trong mua sắm các vật dụng có giá cao như xe hơi, hàng điện tử và các phương tiện truyền thông.



Việt Nam - điểm đến du lịch

Ngành công nghiệp du lịch Việt Nam dù non trẻ nhưng đã đạt được sự phát triển trên 15%/năm trong những năm qua. Năm 2005, gần 4 triệu du khách đã đến Việt Nam. Do đó, nếu Thái Lan thu hút 20 triệu du khách mỗi năm trước khi xảy ra sóng thần. Thì Việt Nam không có lý do để không thể bắt đầu là điểm đến du lịch được yêu thích trong vòng 10 năm tới. Bên cạnh đó, ngành du lịch sẽ làm giàu toàn bộ đất nước, chứ không chỉ các trung tâm đô thị lớn. Du khách cũng sẽ mang theo văn hóa và ngôn ngữ của họ. Vì vậy ngành du lịch sẽ ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng qua các sản phẩm và dịch vụ từ nước ngoài. Qua đó, tạo nhiều việc làm cho người tiêu dùng tương lai của Việt Nam. Dự báo, du lịch sẽ đem nguồn lợi kinh tế lớn cho Việt Nam cũng như sẽ ảnh hưởng mạnh đến xu hướng tiêu dùng và xã hội.

Nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống

Người tiêu dùng Việt Nam hiện mua sắm cho nhu cầu cần thiết của cuộc sống trên nền tảng hàng tuần. Xu hướng này sẽ mang đến cho các công ty FMGC nhiều lợi nhuận hơn và việc mở rộng những dòng sản phẩm là các mặt hàng tiêu chuẩn sẽ trở nên cạnh tranh hơn vì vậy cũng sẽ có nhiều hàng hóa hơn. Riêng về giá cả chắc chắn sự cạnh tranh sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Dự báo, việc mở rộng các dòng sản phẩm và các sản phẩm đặc biệt sẽ thúc đẩy việc tiêu dùng.

Về sắc đẹp

Các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và chăm sóc cá nhân trước đây là lĩnh vực phụ nữ quan tâm. Xu hướng này vẫn tiếp tục. Nhưng nam giới sẽ tham gia vào cuộc cách mạng chăm sóc sắc đẹp. Cùng với sự tăng trưởng thị trường sản phẩm chăm sóc cá nhân ở Việt Nam, những cửa hàng chuyên về lĩnh vực này sẽ nhanh chóng xuất hiện. Bools & Watson sẽ là những tên thông thường ở Việt Namvào năm 2016. Các công ty bán hàng tận nhà, như Mary Kaye, cũng sẽ xuất hiện, gắn kết hơn người tiêu thụ với dịch vụ chăm sóc sắc đẹp trong và ngoài nhà. Dự báo, những sản phẩm chăm sóc cá nhân dành cho hai giới sẽ tiếp tục bùng nổ ở Việt Nam.



Và phân khúc tiêu dùng

Hiện tại phân khúc tiêu thụ ở Việt Nam vẫn chưa rõ nét (trừ số ít người tiêu dùng giàu có). Sự phân biệt giới tính và tuổi tác cũng chưa tạo nhiều sự phân khúc khác. Năm 2016, Việt Nam sẽ là một nước tràn ngập sự phân khúc tiêu dùng. Mặc dù của cải, giới tính và tuổi tác vẫn giữ vai trò quan trọng trong phân khúc tiêu thụ. Nhưng người tiêu dùng sẽ tiến đến sự phân khúc phức tạp hơn và tạo một thị trường đa dạng hơn nhiều. Điều này sẽ tác động đến sự phát triển quảng cáo, những giải pháp thị trường. Và trên hết là sự phát triển mạnh của sản phẩm và sự thúc đẩy tiêu thụ. Dự báo, sự phân khúc tiêu dùng đưa chi phí quảng cáo tại Việt Nam đến những tầm cao mới. 
Theo Thanhnien