Aug 29, 2011

Làm thế nào để xây dựng và duy trì một thương hiệu?

[Marketing3k.vn] Sự phát triển của một nhà sản xuất bao giờ cũng gắn với một dòng sản phẩm hoặc một sản phẩm và mang những dấu ấn thương hiệu riêng.Nhiệm vụ của các nhà xây dựng nhãn hiệu là phải làm sao cho nhãn hiệu của mình phải luôn đứng đầu trong danh sách nói cách khác phải làm cho nhãn hiệu trở thành lựa chọn đầu tiên của khách hàng. Xây dựng thương hiệu cũng giống như một quyển từ điển trong tâm trí người tiêu dùng. Ông Chee Kee Soon – Giảng viên khoa thương mại – ĐH Quốc tế Raffles sẽ cho biết những quan điểm của mình về cách thức xây dựng một thương hiệu có uy tín.

Theo ông, yếu tố nào tạo nên giá trị cốt lõi của một thương hiệu và làm thế nào để duy trì một thương hiệu uy tín trong tâm trí khách hàng?

Có 2 yếu tố chính tạo nên giá trị cốt lõi của một thương hiệu. Yếu tố đầu tiên là yếu tố cảm xúc và yếu tố thứ hai là yếu tố logic.

Yếu tố tình cảm được thể hiện ở vị trí cao nhất trong tháp thể hiện tài sản thương hiệu khách hàng và được gọi theo một cách khác là sự kết nối thương hiệu. Yếu tố cảm xúc tạo ra sự liên kết giữa khách hàng và thương hiệu. Khi khách hàng yêu thích một thương hiệu nào đó, họ cảm thấy như giữa họ và thương hiệu đó có một sự gắn kết và họ sẽ cảm thấy không thoải mái khi không được sử dụng sản phẩm của thương hiệu ấy.

Yếu tố quan trọng thứ hai để tạo nên một thương hiệu chính là yếu tố logic. Yếu tố này được thể hiện cụ thể qua hình thức và tính năng của sản phẩm. Trên thực tế chúng ta có thể thấy rằng yếu tố tình cảm và logic quan trọng như nhau. Ví dụ đối với thương hiệu Apple. Rất nhiều khách hàng gắn bó với thương hiệu này vì theo sự đánh giá của họ thì những sản phẩm của Apple thân thiện nhất người sử dụng. Và đó cũng là những sản phẩm họ yêu thích nhất. Yếu tố logic cũng được thể hiện cụ thể khi Apple liên tục tung ra những sản phẩm mới như iphone, ipod, ipad....Và có thể thấy rằng, yếu tố logic đóng một vai trò khá quan trọng trong sự thành công của một thương hiệu.

2010309449
Mô hình kim tự tháp cho xây dựng thương hiệu

Như lúc nãy, bạn có hỏi tôi một câu rằng: làm thế nào để nâng cao uy tín của thương hiệu trong tâm trí của khách hàng. Sự nhận diện của một thương hiệu được thể hiện qua logo, nhãn hiệu, màu sắc cũng như cơ sở vật chất hiện có của thương hiệu đó. Chính vì vậy, nhận diện thương hiệu phải được xây dựng trước tiên. Từ đó, chúng ta có thể đạt được uy tín trong suy nghĩ của khách hàng.

Những thương hiệu thành công nhất hiện nay luôn là những tên tuổi hàng đầu trong những lĩnh vực riêng của họ. Ví dụ, nếu một người nói họ muốn uống nước tăng lực, chúng ta nghĩ ngay đến cái tên Redbull. Tương tự như vậy, trong vài năm nữa, nếu một người nói họ quan tâm đến môi trường học chuyên về thiết kế, họ sẽ nghĩ ngay đến Raffles. Vì vậy, để giữ được uy tín của thương hiệu trước tiên chúng ta phải xây dựng được một hình ảnh công ty vững mạnh cùng với uy tín tốt. Ngoài ra, tất nhiên chúng ta cũng phải nhắc đến sự thống nhất của bảy yếu tố P như product - sản phẩm, price - giá cả, promotion - quảng bá, place - địa điểm, people - con người, process - quá trình và cuối cùng là physical evidence - cơ sở vật chất.

Ông đánh giá như thế nào về quan điểm “Thương hiệu là tài sản của Công ty”?

Đối với công ty lớn, giá trị lâu dài luôn quan trọng hơn giá trị tức thời. Thương hiệu chính là một giá trị lâu dài. Chính vì vậy, khi đề cập tới thương hiệu là đề cập tới nhãn hiệu, bảo hộ, mẫu mã hay ta còn gọi đó là giá trị “ nhận diện thương hiệu”. Nhiều công ty dịch vụ hàng đầu khẳng định rằng “ nhận diện thương hiệu” giúp phát triển giá trị của công ty. Do vậy, thương hiệu là tài sản rất quan trọng của 1 công ty. Nó giúp phân biệt giữa thương hiệu này với thương hiệu khác, ví dụ như sự khác nhau giữa Nike và Adidas.

Theo ông, làm thế nào để xây dựng, phát triển thương hiệu của Công ty trở thành một thương hiệu tập đoàn mạnh có tầm cỡ quốc gia và khu vực?

Theo như lý thuyết, có 4 bước quan trọng để xây dựng một thương hiệu mạnh và không có sự đi tắt. Trong 4 bước này, có 6 phần xây dựng lên 1 kim tự tháp. Bước đầu tiên, cần xác định chúng ta là ai. Bước thứ hai, thương hiệu phải nói được cho khách hàng biết ý nghĩa của thương hiệu. Bước thứ ba: có được phản hồi của khách hàng về thương hiệu. Bước thứ tư và cũng là quan trọng nhất, chính là mối quan hệ giữa thương hiệu và các khách hàng.

Tiếp theo, để trở thành một thương hiệu tầm cỡ quốc gia và khu vực, ví dụ như Việt Nam. Như tôi đã trao đổi, cần phải làm được 4 bước như trên. Bước một: xác định thương hiệu. Bước hai: hình ảnh thương hiệu. Sự kết hợp giữa 2 bước tạo ra danh tiếng của công ty. Danh tiếng tạo ra “cam kết” với khách hàng. Vậy những bước nào cần thiết để xây dựng 1 thương hiệu mạnh tầm cỡ quốc tế?

Có rất nhiều chiến lược xây dựng thương hiệu. Một số chiến lược có thể bao gồm việc tạo dựng thương hiệu kép. Ví dụ như Sony & Erricson, Ferrali… Hoặc cũng có thể là chiến lược đa thương hiệu, hoặc từ các thương hiệu con – mở rộng thương hiệu. Nhưng ở đây tôi cho rằng có 2 loại chiến lược phát triển thương hiệu thực sự quan trọng.

Một là chiến lược tái quảng bá thương hiệu, Khi một thương hiệu ngày càng trở nên ít phổ biến hơn, làm thế nào để chúng ta cứu nó, tạo ra sự tái sinh cho nó ? Nói cách khác là quảng bá nó ? Tất nhiên là phải để thương hiệu đó tiếp cận với nhiều đối tượng hơn, hoặc tái xây dựng thương hiệu của một sản phẩm. Ví dụ như trường hợp của ANZ đưa ra logo mới, Starbuck cũng có logo mới.

Starbucks_thietkelogo1
Starbuck thay đổi logo để tái xây dựng thương hiệu

Một chiến lược khác, để một thương hiệu mạnh trở nên mạnh hơn. Ví dụ như Samsung hiện là thương hiệu số một tại Việt Nam trong thị trường vô tuyến. Làm thế nào để họ tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong thị trường? Họ sẽ áp dụng chiến lược khẳng định sức mạnh thương hiệu. Họ cung cấp sản phẩm tốt, họ thành công nhưng họ cần phải giữ vững sự thành công đó. Và chiến lược thương hiệu như thế này sẽ giúp thương hiệu của họ ngày càng mạnh hơn. Để làm được như thế, tất nhiên sẽ có nhiều cách. Và việc quan trọng là cân nhắc trách nhiệm của doanh nghiệp đó. Họ có thể làm gì cho Việt Nam và công đồng. Đó là quan điểm của tôi về vấn đề này. Cảm ơn!

Vâng, xin cám ơn những lời chia sẻ rất thú vị của ông.
Theo Top5