Tư vấn marketing

Sản phẩm và dịch vụ của bạn mang lại giá trị gì?

Phong thủy khai vận

Khai thông khí vận, sức khỏe - tài lộc - sự nghiệp

Quý Hải | Nhà tư vấn

Thực tế - tinh tế khi ứng dụng trong cuộc sống

Khai vận năm Bính Thân 2016

Sức khỏe - Sự nghiệp - Tài lộc để đảm bảo một cuộc sống Hạnh Phúc!

Cung chúc Tân Niên

Vạn sự như ý, đại cát đại lợi!

Vững Xây Tổ ấm

Đàn ông xây nhà - Đàn bà xây tổ ấm!

Vững Xây Cuộc Sống

Đất lành chim đậu - An cư lạc nghiệp!

Sep 30, 2011

Tiếp thị cộng đồng: Giá trị cộng thêm cho doanh nghiệp

Tuyên truyền đội mũ bảo hiểm,
một chiến dịch truyền thông
cộng đồng hết sức thành công của
Quỹ Phòng chống thương vong châu Á
[Marketing4u.vn] Không chỉ vận dụng các nguyên tắc tiếp thị thương mại thông thường vào việc giải quyết các vấn đề xã hội, ngày càng có nhiều doanh nghiệp sử dụng tiếp thị cộng đồng để làm cho cộng đồng nhận thức, đưa ra giải pháp và hướng cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội đó.

Không chỉ là marketing

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh - Giám đốc truyền thông Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á (AIPF), hoạt động tiếp thị cộng đồng cũng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Thông qua các hoạt động này, doanh nghiệp đã thể hiện được trách nhiệm đối với xã hội, nâng cao hình ảnh, uy tín trên thương trường, góp phần tạo nên “giá trị cộng thêm” cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, tiếp thị cộng đồng ngày càng trở thành một công cụ đắc lực cho việc tuyên truyền, nâng cao các hành vi ứng xử xã hội, cũng như nắm bắt được nhu cầu cốt lõi của cộng đồng, tạo đà phát triển cho các hoạt động tiếp thị thương mại khác của doanh nghiệp.
Ngoài ra, nó còn khuyến khích các doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội và môi trường, thông qua các hoạt động như gây quỹ, khắc phục hậu quả của hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng tới môi trường, hút thuốc lá nơi công cộng...

Bà Nguyễn Mỹ Hà - Chuyên viên phân tích chiến lược của tổ chức Prosperity Initiative, cho biết, điểm khác biết rõ rệt giữa tiếp thị cộng đồng và các hoạt động tiếp thị truyền thống khác chính là mục đích của doanh nghiệp. Đối với các hoạt động tiếp thị truyền thống, mục đích lợi ích của doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu. Ngược lại, tiếp thị cộng đồng nhằm tạo ra ảnh hưởng tới hành vi, thái độ và quan điểm của cộng đồng, vốn có thể không mang lại lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp, nhưng mang lại ý nghĩa và lợi ích tốt đẹp cho một nhóm khách hàng mục tiêu và xã hội nói chung.

Tại Việt Nam, các hoạt động tiếp thị cộng đồng diễn ra khá thường xuyên như chiến dịch tuyên truyền phân loại rác, không hút thuốc lá nơi công cộng, không vứt rác ra đường. Các chiến dịch tiếp thị cộng đồng thường xuất phát từ các chương trình của chính phủ hoặc các chương trình do các tổ chức phi chính phủ tài trợ và có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp. Ví dụ như EVN, với vai trò là nhà tài trợ chính và đại sứ thiện chí của Giờ trái đất, đang lãnh đạo chiến dịch tích kiệm năng lượng bằng cách thúc đẩy phát triển bền vững ở khu vực, đồng thời bảo tồn nguồn tài nguyên quốc gia và bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, cũng có những chiến dịch tiếp thị cộng đồng khởi nguồn từ phía doanh nghiệp. Đoạn phim ngắn khuyến cáo 5 điều không nên làm khi xem phim trong phòng chiếu được cụm rạp Megastar phát trước mỗi suất chiếu nhằm nâng cao ý thức văn minh khi xem phim của người xem được coi là một chương trình tiếp thị cộng đồng của bản thân doanh nghiệp này nhằm thay đổi một vài thói quen không tốt cố hữu của một số nhóm khách hàng.

Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của Honda xứng đáng được ghi nhận là nỗ lực của doanh nghiệp trong việc thực hiện một chương trình tiếp thị cộng đồng thuần túy. Đã có hàng chục triệu lượt khán giả dự thi tìm hiểu luật an toàn giao thông qua chương trình này. Như vậy không chỉ dừng lại ở việc đưa sản phẩm Honda đến với người sử dụng, chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của Honda có tác dụng tích cực đến nhiều đối tượng công dân Việt Nam.

Cần sự tác động từ nhiều phía

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Mỹ Hà, một chiến dịch tiếp thị cộng đồng hiệu quả cần có ý tưởng và cách thể hiện thuyết phục, quảng bá rộng rãi, nhắm tới được đối tượng then chốt, có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức có cùng mối quan tâm, nhận được hỗ trợ về môi trường chính sách và nguồn tài chính. Tiếp thị cộng đồng được sử dụng tốt sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện hành vi của xã hội, giúp xã hội văn minh hơn. “Ở trường hợp của Megastar và Honda thì cả hai đều thiếu yếu tố đặc biệt quan trọng là môi trường chính sách và sự cộng tác của nhiều tổ chức nhằm giúp cho chiến dịch tiếp thị cộng đồng đạt được ảnh hưởng rộng rãi mà chỉ trông chờ vào sự chuyển biến nhận thức của đối tượng công chúng mà thôi”, bà Hà phân tích.

Nếu nhìn vào chiến dịch đội mũ bảo hiểm được thực hiện cho AIPF có thể thấy rõ hơn về hiệu quả của sự thành công trong việc có được sự cộng tác từ nhiều phía. Chiến dịch đưa ra với mục đích khuyến khích người dân đội mũ bảo hiểm, cổ động an toàn giao thông. Thời điểm trước chiến dịch chỉ có 3% trong số 21 triệu người đi xe máy đội mũ bảo hiểm khi tham gia lưu thông trên đường. Chiến dịch đã được quảng bá rộng rãi trên các kênh quảng cáo, thông tin... Ý tưởng sáng tạo của chiến dịch là đưa ra những lời biện hộ thường gặp cho việc không đội mũ bảo hiểm như “Đội mũ bảo hiểm làm tóc của tôi rối tung lên hết” hay “Nó vừa nóng lại vừa nặng nề, nó làm hạn chế tầm nhìn và thính giác của tôi” và hình tượng hóa một cách cụ thể và ấn tượng các hậu quả có thể xảy đến sau đó. Chiến dịch đã góp phần nhân lên gấp nhiều lần số người đội mũ bảo hiểm và làm giảm đáng kể các vụ tử vong do tai nạn giao thông, đảm bảo tỉ lệ 99% người dân tuân thủ quy định đội mũ bảo hiểm tại Việt Nam. 

Không thể phủ nhận ý tưởng sáng tạo tuyệt vời của công ty quảng cáo Ogilvy, nhưng các chuyên gia marketing đánh giá, yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công và ảnh hưởng sâu rộng của chiến dịch trong việc cải thiện nhận thức và nâng cao ý thức của người dân Việt Nam đối với việc đội mũ bảo hiểm, giảm thiểu thương vong do tai nạn giao thông tại Việt Nam chính là hai yếu tố cộng tác (Parnership) và chính sách (Policy). Chiến dịch đội mũ bảo hiểm được sự phối hợp của nhiều cá nhân và tổ chức (công và tư) cùng với thay đổi về chính sách trong việc áp dụng luật quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi lưu thông. Đây là thuận lợi mà không phải chương trình tiếp thị cộng đồng nào cũng có được. “Còn rất nhiều điều bức xúc trong xã hội cần có sự tham gia của các doanh nghiệp trong các hoạt động tiếp thị cộng đồng. Do những hoạt động này không phải là bắt buộc nên ý thức và tinh thần của doanh nghiệp được đánh giá rất cao. Tất nhiên, những chương trình ấy nếu có phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, sự hỗ trợ từ phía Chính phủ thì hiệu quả xã hội sẽ được nhân lên rất nhiều”, bà Hà chia sẻ.

Khuyến khích nhưng không lạm dụng

Ngoài việc nhấn mạnh tới yếu tố “cộng tác” trong tiếp thị cộng đồng, ông Nguyễn Hoàng Anh còn khuyến cáo, các doanh nghiệp cần phải thận trọng hơn khi lên kế hoạch tiếp thị hướng tới các khách hàng mục tiêu. Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thể hiện trách nhiệm của mình đối với các vấn đề xã hội thông qua việc hỗ trợ, ủng hộ cho các chương trình từ thiện. Tuy nhiên, theo ông Anh, các doanh nghiệp cần tránh lạm dụng các hoạt động này để quảng bá phô trương, nhồi nhét thông tin sản phẩm thông qua các chương trình, sự kiện mang tính xã hội, bởi nó có thể gây phản cảm, tác động tiêu cực đến hình ảnh và thiện cảm của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần thận trọng lựa chọn những chương trình, hoạt động tiếp thị cộng đồng phù hợp với lĩnh vực, định hướng hoặc mối quan tâm của mình để vừa có hiệu quả cho doanh nghiệp, vừa mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Hoạt động marketing hiệu quả không chỉ đơn thuần nhằm giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng và xúc tiến bán hàng, mà còn phải xây dựng hình ảnh, thương hiệu của công ty thông qua việc tạo ra những lợi ích thiết thực cho nhóm khác hàng mục tiêu và cho cộng đồng.
Theo Hà Nguyễn - Diendandoanhnghiep

Lợi ích của marketing cộng đồng

20100204_marketing_heneiken.jpg
[Marketing3k.vn] Hoạt động marketing có tính cộng đồng và xã hội ngày càng trở nên phổ biến và được đầu tư nhiều hơn. Đường hoa, những đêm hội nghệ thuật... do nhiều nhãn hiệu tổ chức, dù không phô trương nhưng gây được ấn tượng và thiện cảm của người tiêu dùng.


Cánh én Coca - Cola

Đã thành lệ, cứ mỗi năm Xuân về, người dân lại nhớ đến hình ảnh những đàn chim én chao lượn, những cánh hoa mai, hoa đào vàng, đỏ rực rỡ trên trục đường Đồng Khởi (TP.HCM) và mặt tiền Tràng Tiền Plaza và Vincom (Hà Nội), cùng nhiều hoạt động như cầu nguyện với cây phúc lộc và hồ nguyện ước...
Tương tự, ngay từ dịp lễ Noel năm ngoái, toàn khu vực trung tâm quận 1 (trước Nhà thờ Đức Bà và trục đường Đồng Khởi), các công ty như Pepsi Co, VietNam Mobile, Vạn Thịnh Phát... lại tiếp tục mang lại cho thành phố một không khí rộn ràng, lung linh sắc màu... bằng cách trang trí đường phố.

Dĩ nhiên, với những hoạt động này, các doanh nghiệp không chỉ thể hiện trách nhiệm xã hội mà qua đó, hình ảnh thương hiệu của họ cũng được quảng bá rộng hơn. Chẳng hạn, nói đến “Đường hoa Nguyễn Huệ”, mọi người đều nhớ đến Saigon Tourist hoặc nhắc đến hình ảnh đàn én chao liệng giữa trục đường Đồng Khởi trong hai năm qua, người ta nhớ đến Coca - Cola. Hay nói đến Vinamilk, người ta nhớ đến chương trình “6 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo Việt Nam”...

Những hoạt động này dường như đã trở thành một phần tất yếu của các thương hiệu. Marketing vì cộng đồng là công cụ chiến lược, giúp định vị, tiếp thị, gắn kết thương hiệu với hoạt động xã hội, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và cộng đồng. Tuy không công bố hiệu quả của các hoạt động này bằng những con số doanh thu cụ thể, nhưng một khảo sát cho thấy, sự thiện cảm của người tiêu dùng với các thương hiệu tham gia hoạt động cộng đồng ngày càng được nâng cao và củng cố.

Ông Chalermasak Pimolsri, Giám đốc Marketing Công ty 4 Orangers cũng thừa nhận: “Thương hiệu sơn Boss vào Việt Nam khá muộn, năm 2006 nhưng dã nhanh chóng có vị trí trên thương trường, chính là nhờ các hoạt động cộng đồng như tặng 12.000 nón bảo hiểm cho trẻ em, tài trợ cho đội bóng đá Bình Định, giải thưởng “Quả bóng vàng năm 2008” và năm nay là “Vì trái tim bóng đá Việt Nam.

Nghệ thuật chinh phục người tiêu dùng

Các hoạt động marketing có tính cộng đồng vì thế ngày càng được nhiều thương hiệu lựa chọn. Các tuyến đường trung tâm thành phố thường được doanh nghiệp “đặt trước” cho đơn vị khai thác là Saigon Tourist cả năm. Vietnam Mobile là doanh nghiệp đầu tư khá nhiều cho chương trình trang trí tuyến đường Lê Duẩn trong Noel và Tết Dương lịch năm rồi. Theo anh Nguyễn Văn Vinh, nhân viên Công ty Phong Phú: “Tôi không biết nhiều về cái tên Việt Nam Mobile, nhưng năm nay thấy thương hiệu này tham gia trang trí khu vực trước Nhà thờ Đức Bà khá ấn tượng, tôi bắt đầu có thiện cảm và tìm hiểu về thương hiệu này”.

20100204_marketing cong dong.jpg

Ở góc độ marketing, ông Đình Hoàng, chuyên viên thương hiệu cho biết: “Hiệu quả lớn nhất của các hoạt động cộng đồng chính là tạo được nhận biết thêm cho thương hiệu. Khi chất lượng sản phẩm giữa các thương hiệu không khác nhau mấy thì người tiêu dùng có thiện cảm tốt với thương hiệu nào, họ sẽ quyết định mua sản phẩm đó dựa trên cảm tình cá nhân”. Theo nghiên cứu thường niên của Edelman, 80% người tiêu dùng trên thế giới đều cho rằng, ngay cả khi kinh tế xuống dốc, các thương hiệu cũng cần có nguồn quỹ dự trữ phục vụ cho các mục đích xã hội, và 68% nói rằng, họ sẽ tiếp tục trung thành với thương hiệu trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nếu thương hiệu đó chung vai góp sức trong các hoạt động vì mục đích tốt đẹp cho xã hội.

Theo khảo sát của các nhãn hiệu Dove, máy tính Apple, xe hơi Toyota Prius, hoạt động marketing vì mục đích xã hội trở thành một công cụ định vị và tiếp thị thương hiệu một cách hữu hiệu, nhằm mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và cộng đồng.

Tuy nhiên, khi làm marketing vì mục đích xã hội, các thương hiệu phải hết sức cẩn trọng. Nếu tính chất của hoạt động xã hội thật sự phù hợp với tính cách của thương hiệu, hoạt động marketing đó có thể hỗ trợ một cách tích cực cho hình ảnh thương hiệu. Người tiêu dùng ngày càng tinh tế và có thể nhận ra hoạt động nào chỉ nhằm mục đích phô trương. Vì vậy, nếu không cẩn trọng, doanh nghiệp sẽ nhận kết quả trái ngược với mục đích ban đầu.
Theo Doanhnhansaigon.vn

Sep 29, 2011

Vì sao truyền thông cần coi trọng mạng xã hội?

[Marketing3k.vn] Một nhà báo chuyên nghiệp hàng đầu ngày nay sẽ không thể tồn tại nếu không nắm vững các trang mạng xã hội.

Dưới đây là năm lý do tại sao những hãng truyền thông mới ra đời phải quan tâm đến xu thế này, trích tham luận của nhà báo nổi tiếng người Na Uy John Einar Sandvand (Biên tập viên của Media Norway Digital) trình bày tại hội thảo thường niên do Liên minh Báo chí châu Âu tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ.

Mạng xã hội đã trở thành phần không thể thiếu trong công việc thường nhật của nhiều hãng tin. Tuy nhiên nhiều biên tập viên và nhà báo vẫn gặp khó khăn trong việc giành nhiều nỗ lực để tìm hiểu sự năng động đến bùng nổ của Facebook, Twitter và những mạng xã hội khác.

1. Lan truyền tin tức

Mạng xã hội là chia sẻ, và chia sẻ làm gia tăng lượng người đọc. Facebook và Twitter có thể trở thành những kênh rất mạnh để lan truyền tin tức. Có hai lý do chính cho việc này. Thứ nhất, mọi người thường tin tưởng những gì bạn bè gửi cho hơn so với từ người lạ. Những câu chuyện chia sẻ trên Facebook và Twitter do đó có cơ hội được ấn chuột vào nhiều hơn. Thứ hai, mọi người thường dành nhiều thời gian cho mạng xã hội nhiều hơn so với các trang khác. Theo Facebook, 800 triệu người dùng của họ mỗi tháng dành trung bình 15 tiếng đồng hồ đăng nhập.

2. Tạo ra sự gắn bó

Những thông tin không tạo ra sư gắn bó, hoặc ít tạo ra sự gắn bó, thì cũng không, hoặc ít có giá trị. Những hãng tin sẽ nhận ra rằng những tin tức tạo ra sự gắn bó với người đọc có thời gian tồn tại và được ấn chuột vào nhiều hơn. Người đọc dành nhiều thời gian hơn cho những tin tức như thế này và sẽ tiếp tục theo dõi những tin tức khác liên quan đến nó.

Những mạng xã hội lớn, như Facebook, Twitter, Linkedin và YouTube, cung cấp các thiết bị hiệu quả để tạo ra sự gắn bó và chúng cũng cho biết nhiều điều về những ai thực sự gắn bó với nội dung mà bạn đăng tải. Thông tin đó là rất đáng giá với hầu hết các hãng tin. Trước giờ nghề báo thường là một chiều. Các biên tập viên chọn tin tức và trình bày những câu chuyện theo ý họ cho đám đông công chúng.

Nhưng điều này đã thay đổi. Ngày nay tất cả mọi người đều có thể tạo ra và lan truyền tin tức họ muốn cho một cộng đồng mạng. Các nhà báo không còn độc quyền cung cấp và phân phối thông tin nữa. Những điều này làm thay đổi nghề báo và thay đổi sự chờ đợi của mọi người với nhà báo. Không còn là đường một chiều nữa.

3. Thông tin nhanh nhạy hơn

Khi những tin tức lớn xảy ra, không có cách nào theo dõi tốt hơn, trong vài giờ đầu tiên, là qua các 
mạng xã hội, theo ba cách.

Thứ nhất, những sự kiện lớn và trực tiếp. Trong những tình huống này, nhà báo nên ngay lập tức theo dõi những gì diễn ra trên Twitter từ những nhân chứng và các nguồn khác. Tin tức đầu tiên sẽ lan truyền trên mạng xã hội trước, rồi mới đến các phương tiện truyền thông truyền thống.

Thứ hai, khi chính mạng xã hội cũng trở thành tin tức. Chúng ta thấy điều này xảy ra ngày càng thường xuyên, ví dụ như cuộc cách mạng ở Libya hay sự kiện khủng bố ở Na Uy. Cách mà mọi người sử dụng mạng xã hội trong những sự kiện này, và vai trò của mạng xã hội, là một nhân tố quan trọng của toàn bộ câu chuyện.

Thứ ba, theo dõi mạng xã hội cho những nhóm sở thích khác nhau. Đây là cách các tổ chức truyền thông sử dụng mạng xã hội hàng ngày. Hầu hết nhà báo đều có lĩnh vực hoạt động riêng. Họ nên theo dõi một cách có hệ thống những gì người đọc trao đổi và quan tâm trong lĩnh vực của riêng họ trên các mạng xã hội.

4. Đối thoại với độc giả

Mạng xã hội buộc chúng ta phải thay đổi cách suy nghĩ, từ làm báo một chiều sang đối thoại hai chiều với độc giả.

Mạng xã hội là chia sẻ, và chia sẻ là đối thoại. Không may là nhiều biên tập viên không nhận ra điều này. Họ xem các trang mạng xã hội chỉ là nơi truyền đi thông tin mà họ muốn, và không bận tâm đến thực tế là người đọc của họ muốn chia sẻ và liên lạc. Với các biên tập viên, lợi ích là rất lớn trong việc bắt đầu đối thoại với người đọc qua mạng xã hội.

Hãy xem thử trang Facebook của tờ báo lớn nhất Na Uy, Aftenposten. Hiện nó có 67.000 người theo dõi. Aftenposten đã dùng Facebook không chỉ là nơi lan truyền thông tin, mà còn để hỏi người đọc của họ bận tâm về những câu chuyện riêng biệt. Điều này rất có ích cho các biên tập viên.

5. Xây dựng giá trị thương hiệu

Đây là điều mà mọi hãng kinh doanh, và đặc biệt là các hãng tin, đều phải nhìn thấy trên mạng xã hội. Giá trị thương hiệu cao luôn mang lại những cơ hội lớn và cách bạn tương tác với độc giả có thể là một cách rất hay để xây dựng thương hiệu, khẳng định và củng cố những giá trị mà hãng tin của mình theo đuổi./. 

Theo Vietnamplus.vn

Chiến dịch marketing phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ

[Marketing4u.vn] Khi doanh nghiệp nhỏ có ngân sách marketing hạn chế, việc sử dụng cách gửi thư trực tiếp cho khách hàng là một việc làm hợp lý, tiết kiệm chi phí hơn là thuê những người viết kịch bản giỏi hoặc công ty quảng cáo thực hiện một phần chiến dịch marketing cho mình.

Chỉ cần chuyên nghiệp hơn một chút, doanh nghiệp nhỏ vẫn có thể đạt hiệu quả cao nhờ ở chiến dịch gửi thư cho những khách hàng tiềm năng của mình. Dưới đây là những bước đi nên thực hiện.

1. Lập danh sách “Những người mới đến”

Nếu tính sơ qua lượng khách hàng trong một vùng, con số đó có thể chưa lớn, nhưng nếu tính tổng cộng những cá nhân và gia đình mới chuyển tới sinh sống và làm việc trong vùng ưa thích sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thì lượng khách hàng có thể tăng lên đáng kể.
Nên điều tra thêm những khu vực xung quanh để phát hiện những khách hàng tiềm năng mới nếu đó là khu đô thị đang phát triển.

2. Đưa ra một lời đề nghị hấp dẫn để thu hút khách hàng

Đây là một phần dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng để thu hút sự chú ý của họ. Việc liên kết với một nhà hàng địa phương tổ chức bữa ăn miễn phí để có một cuộc gặp mặt đông đảo khách hàng là điều đáng làm mà không nên quá đắn đo về mặt tài chính.

3. Mời khách hàng đến tham dự một buổi hội thảo

Sử dụng hình thức gửi thư trực tiếp để mời nhân viên của các doanh nghiệp trong khu vực đến tham dự một buổi hội thảo (tất nhiên có bữa ăn miễn phí) tại một nhà hàng hoặc tại văn phòng công ty để bàn luận xu hướng mới nhất trong ngành nghề của mình cũng là cách làm hay. Chỉ cần đăng một mẩu quảng cáo nhỏ trên báo địa phương về buổi hội thảo cũng là một cách để mọi người sẽ biết đến buổi hội thảo và đến dự nếu thời gian tổ chức hội thảo hợp lý và không dài.

4. Viết về đề tài liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp

Gửi đăng một vài bài báo về hoạt động của doanh nghiệp theo chuyên ngành trên báo địa phương, lưu ý giới thiệu những thông tin về công ty như địa chỉ, số điện thoại, email. Luôn cập nhật thông tin và sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi thắc mắc nếu có.

5. Luôn chú ý cập nhật thông tin trên website

Khách hàng có thể truy cập website của doanh nghiệp trước khi đến tận nơi để trực tiếp gặp gỡ, vì vậy phải đảm bảo mọi thông tin trên website được cập nhật và dễ dàng tìm kiếm.

Tạo lập và gìn giữ các mối quan hệ với khách hàng là phương cách hữu hiệu nhất để kinh doanh thành công. Áp dụng những công cụ marketing hợp lý, đúng đối tượng như đã gợi ý trên đây một cách thường xuyên nhiều khi sẽ đem lại cho doanh nghiệp những kết quả bất ngờ.
Theo Doanhnhansaigon.vn

Sep 28, 2011

Xu hướng SEO 2012

[Marketing4u.vn] Các dự đoán thực tế (trong cộng đồng SEO). Các kết luận này mang tính tham khảo là chính.

Ngay cả khi bạn không đồng ý với kết luận của mình về xu hướng tìm kiếm và những gì mọi người sẽ muốn trên thị trường cũng như các dịch vụ SEO. Tuy nhiên bạn sẽ thấy phân tích của mình khá chính xác!

Đó là một niềm vui để chia sẻ với bạn những dự đoán về “Xu hướng SEO vào năm 2012” dựa trên các nghiên cứu nhu cầu thị trường trực tuyến của Google.

Trong bài viết này mình sử dụng 1 số hình ảnh tư liệu từ nước ngoài.


#1: Nhu cầu SEO
Board Image

97a96 SEO Trends 2011 Xu hướng SEO 2011, 2012

Các nhu cầu về SEO đang tăng lên. Tất cả mọi thứ – các thông tin về SEO, tìm kiếm các dịch vụ SEO, đánh giá của các sản phẩm và dịch vụ SEO.

Ngay cả với các tác động tiêu cực rằng suy thoái kinh tế đã làm cho ngành công nghiệp SEO, nhu cầu không ngừng tăng lên. Tin tốt cho các SEO-er – thị trường của đang mở rộng và đây là thời điểm tốt để làm SEO.

#2: Google là thị trường SEO chính
Board Image

258f2 2011 SEO Trends Xu hướng SEO 2011, 2012

Với sự thống trị của Google trên thị trường tìm kiếm, rõ ràng là các chiến lược SEO thành công nhất, các công cụ và cộng đồng SEO-er sẽ tiếp tục chiến đấu để có hạng cao trên Google. Và ảnh chụp màn hình với Google trang 1 và trang web của bạn trên một từ khoá xếp hạng cạnh tranh số 1 trên trang Google 1 – sẽ được các bằng chứng ấn tượng nhất của SEO thành công.

Chú ý: Khi kiểm tra các ảnh chụp màn hình với trang Google, chắc chắn rằng bạn có thể biết làm thế nào để dễ dàng xác minh “giá trị” của ảnh chụp, cũng như giá trị SEO của mình.

#3: Bye Bye Link Exchange
Board Image

207e6 2011 SEO Predictions Xu hướng SEO 2011, 2012

Từng là sức mạnh của thị trường SEO trong năm 2004-2005, trao đổi liên kết (Link Exchange) đã giúp ngành công nghiệp SEO để tăng nhanh và mở rộng. Giờ đây, nhu cầu tìm kiếm các trao đổi liên kết là thấp nhất. Bạn muốn quảng cáo trong vị trí: Trong nội dung bài viết ?!? Liên hệ ngay với chúng tôi Tuy nhiên không hẳn là việc xây dựng liên kết (Link Exchange) hay xây dựng liên kết ngược (Backlinks) không còn giá trị mà điều mình muốn nói ở đây là việc nó đang dần dần mất đi vị thế hào quang của nó!

#4: Đa dạng hóa và “chinh phục” SEO
Board Image

aed9b Current SEO Trends Xu hướng SEO 2011, 2012

Hôm nay không chỉ có 2-3 cách làm SEO và backliks mà thị trường đang nổ ra, nhu cầu lan rộng trên các phương diện: SEO trong chữ ký diễn đàn, SEO blog, SEO video và thậm chí mạng xã hội, … Nếu công ty SEO của bạn không biết làm thế nào để làm tất cả điều đó, công ty bạn sẽ mất khách hàng bởi công ty cạnh tranh.

#5: Google PageRank – Quay lại năm 2004
Board Image

af663 New SEO Trends Xu hướng SEO 2011, 2012

Sau khi giới thiệu hệ thống xếp hạng Pagerank, có thể nói PageRank đã vô hình chung tạo nên 1 cuộc đua khốc liệt trong thị trường SEO, nó giống như một huy hiệu của SEO-er can đảm để có được Google PR 4 hoặc 5 hoặc 6.
Nhưng bây giờ chúng ta có thể thấy rằng quan tâm tìm kiếm từ từ nhạt dần và đã trở về mức của năm 2004. Nó vẫn còn là một yếu tố, nhưng không phải điều tập trung sự chú ý của cộng đồng SEO như trước nữa!

#6: SEO trên các mạng xã hội – Social Marketing SEO
Board Image

aed9b Current SEO Trends Xu hướng SEO 2011, 2012

Nhu cầu tiếp thị xã hội là đang nở rộ. Diễn đàn marketing và tiếp thị đang dần nóng hơn bao giờ hết, họ tận dụng các nhu cầu thị trường. Và có thể hướng phát triển này sẽ nhảy cao hơn và cao hơn nữa. Đây là một thị trường béo bở. Xu hướng của SEO mạng xã hội (Social Marketing SEO) chắc chắn là rất hứa hẹn. Nhu cầu lớn – chi nhiều tiền.

#7: WordPress – SEO – Xu hướng SEO bằng WordPress
Board Image

207e6 2011 SEO Predictions Xu hướng SEO 2011, 2012

WordPress là chắc chắn trước các nền tảng blog phổ biến khác đó là để liên kết chặt chẽ với SEO. Nhu cầu dùng WordPress để SEO thậm chí còn cao hơn hiện này. Nền tảng WP dường như là quá tốt để phát triển SEO trong năm 2011. Thị trường của WordPress SEO đang mở rộng, các bảng xếp hạng ở trên chứng minh điều đó.

Cuối cùng chúng ta vẫn tiếp tục SEO và xác nhận các nhận định này sau 1 thời gian nữa!
Theo CachSeo

6 xu hướng truyền thông xã hội năm 2011

[Marketing3k.vn] Việc nhìn nhận các xu hướng của truyền thông xã hội sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra phương cách tiếp thị hiệu quả trên các kênh số.

David Armano là Phó chủ tịch cấp cao tại Edelman Digital, một chi nhánh liên lạc của tập đoàn truyền thông toàn cầu Edelman. Ông là một người hoạt động năng nổ, và là một "think tank" trong lĩnh vực marketing kỹ thuật số và mạng xã hội.

Năm nay là một năm đặc biệt tốt đối với sự phát triển của truyền thông xã hội. Facebook đã qua mặt Google để trở thành website có lưu lượng truy cập lớn nhất; trong khi đó, một số cuộc điều tra cho thấy gần 95% các công ty hiện đang sử dụng LinkedIn để phục vụ cho công tác tuyển dụng.

Trong bài viết dự đoán xu hướng truyền thông cho năm 2010 cách đây một năm, tôi cho rằng điện thoại di động sẽ trở thành chiếc phao cứu sinh cho những người muốn truy cập vào các website truyền thông xã hội mà không có điều kiện sử dụng máy tính; và thực tế cho thấy mức độ sử dụng truyền thông xã hội qua các thiết bị di động đã tăng ở mức ba con số.

Ngoài ra, tôi còn dự đoán rằng "truyền thông xã hội sẽ bớt đi tính chất xã hội hóa", hay sẽ chọn lọc chính xác hơn; và quả đúng như vậy, các nhóm chuyên biệt trên Facebook đã xuất hiện trở lại, còn gần đây hơn là sự ra đời của Path - website được mệnh danh là "mạng xã hội cho những người bạn hữu" - với giới hạn 50 thành viên tham gia.

Năm vừa qua cũng chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của một số thương hiệu dựa vào Foursquare, mạng xã hội dựa vào địa điểm hiện tại của người dùng kết hợp với các yếu tố trò chơi (Foursquare theo dõi những ai thường xuyên lui tới những địa điểm nào nhất. Nếu bạn đến những nơi đó nhiều hơn mọi người khác thì bạn sẽ trở thành "thị trưởng" ở đó, và có cơ hội nhận được những phần thưởng như cà phê miễn phí, kem miễn phí, ở khách sạn miễn phí - ND).

Đối với các lĩnh vực khác (như chính sách đối với truyền thông xã hội) thì dự đoán năm trước của tôi ít chính xác hơn. Đúng là người ta đã quan tâm tới vấn đề này nhiều hơn, song một nghiên cứu toàn cầu mới đây cho thấy mới chỉ có 29% các công ty là có chính sách truyền thông xã hội. Đây chưa phải là con số mà tôi kỳ vọng.

Vậy còn năm 2011 thì sao? Các dự đoán được sắp xếp ngẫu nhiên:

Đó chính là sự sáp nhập về kinh tế. Từ Ford, tới Dell, tới Starbucks (khách hàng), tới Jet Blue, và hàng loạt các công ty khác tiên phong trong việc ứng dụng truyền thông xã hội vào kinh doanh, 2011 sẽ là năm để họ nghiêm túc cân nhắc việc sáp nhập truyền thông xã hội - không phải ở cấp khu vực mà là ở cấp toàn cầu.

Bạn chớ ngạc nhiên khi thấy các công ty từng thử nghiệm các chương trình như Ford với "Fiesta Movement" và Starbucks với Foursquare lại cũng đồng thời trở thành các công ty đầu tiên đứng lên thực hiện một thách thức lớn là sáp nhập truyền thông xã hội vào tất cả các khía cạnh khác của kinh doanh, từ marketing toàn cầu cho tới quản lý khủng hoảng, và hơn thế nữa.

Các cuộc chiến giữa Tablet và điện thoại di động càng giúp phổ biến hoạt động kết nối qua mạng. Khi cuộc cạnh tranh giữa các sản phẩm điện thoại thông minh ngày càng tăng nhiệt, khiến cho giá cả của chúng trở nên rẻ hơn, và một loạt các máy tính mini tablet sắp được tung ra trên thị trường (Ấn Độ có những chiếc Tablet trị giá 35USD?), người tiêu dùng công nghệ sẽ được bước thêm một bước gần hơn với tương lai kết nối 24/24.

Hoạt động kết nối xã hội sẽ không chỉ diễn ra trong nhà, trong văn phòng làm việc, mà theo chủ nhân của nó khi đang di chuyển trên đường. Những gia tăng trong cạnh tranh, sự đa dạng, sức mạnh, và giá cả của các thiết bị công nghệ sẽ góp phần làm gia tăng hoạt động kết nối xã hội qua mạng.

Facebook làm gián đoạn hoạt động kết nối dựa vào địa điểm. Nếu như năm 2010 thuộc về Foursquare với các huy hiệu vui nhộn, mang tính cạnh tranh cao, và đôi khi gây nghiện, các vị trí thị trưởng cùng những phần quà đặc biệt, có vẻ như trong năm 2011 tới đây, Facebook sẽ làm một cuộc "đổ bộ" vào "lễ hội" của Foursquare.

Với hàng tấn dữ liệu và kế hoạch của Facebook để đối phó với Foursquare sắp được thực hiện trên quy mô toàn cầu, Facebook có đủ điều kiện thuận lợi để biến những dịch vụ dựa vào địa điểm trở nên hữu ích cho kinh doanh.

Những người tham gia bình thường cũng có thể mắc chứng "tâm thần phân liệt" với truyền thông xã hội. Tuy hiện tượng tâm thần phân liệt về truyền thông xã hội (tức sở hữu một lượng quá tải các profile xã hội) không phải là điều gì mới mẻ đối với các chuyên gia công nghệ, song nó sẽ càng trở nên phổ biến hơn, và càng ngày càng có nhiều người sử dụng "bình thường" mắc chứng này khi họ tham gia đồng thời nhiều website truyền thông xã hội như Twitter, Facebook, G-mail, chat, Skype, BBM, SMS, và Tumble.

Trong khi nhiều chuyên gia công nghệ đã tìm ra và áp dụng nhiều cách thức giúp họ quản lý và xử lý "chứng bệnh" này, những người sử dụng bình thường có lẽ vẫn đang loay hoay ở giai đoạn đầu của sự thay đổi, và họ cần một chương trình giúp họ phân biệt danh tính trên các trang mạng xã hội.

Điều này có thể dẫn tới sự gia tăng trong nhu cầu của những người tham gia bình thường đối với một biểu đồ mạng xã hội được tích hợp và đơn giản hóa - tức là đây là một cơ hội cho các diễn đàn và các công ty đáp ứng yêu cầu của họ.

Google không đánh họ, mà sẽ gia nhập với họ. Năm 2010, Wired nói rằng Facebook có thể sẽ đánh bại Google để "xưng bá" trên Internet. Nhưng ngay cả tới giai đoạn cuối năm 2010, sau hàng loạt những nỗ lực bất thành nhằm tạo ra mạng lưới riêng cho mình như Buzz, Google vẫn có đủ khả năng để chứng tỏ rằng cách tốt nhất để đánh bại Facebook, Twitter, và tất cả các website xã hội khác là thực hiện điều mà Google vốn giỏi nhất: Liệt kê họ thành các "mảnh" nhỏ.

Tuy nhiên, theo nhận xét của tôi thì gần đây, giải thuật tìm kiếm của Google đã có nhiều điểm thông minh hơn đối với các dữ liệu về Twitter. Tôi chỉ việc đánh một vài từ là đã có thể tìm ra các tin nhắn tweet cũ của mình. Có khả năng là bằng cách tiếp tục thực hiện những gì mà họ làm tốt nhất, Google có thể tận dụng các website xã hội thông qua việc liệt kê tất cả những dữ liệu xã hội nào mà họ có thể tiếp cận.

Chúng ta hãy hy vọng rằng "động bàn tơ" Googleplex sẽ "phản công" trong năm 2011 tới; và có thể họ cũng thể hiện cho chúng ta thấy rằng họ có thể xác định được vai trò và vị trí của mình trên mạng xã hội.

Chức năng xã hội sẽ giúp các website "ăn khách" trở lại. Giới kinh doanh giờ đây đã nhận ra rằng người sử dụng muốn họ tích hợp các mạng xã hội vào website của mình. Các website như diễn đàn AMEX Open có thể là hình mẫu cho thấy các mạng xã hội như Twitter có thể được "lồng ghép" vào trải nghiệm Internet của người dùng ra sao.

Sẽ càng ngày càng có nhiều website trở thành "trung tâm kỹ thuật số" trong đó họ sáp nhập hoạt động kết nối xã hội từ nhiều cơ sở. Chẳng hạn, mạng xã hội âm nhạc Ping của Apple gần đây đã tích hợp với Twitter.

Tuy rằng việc sáp nhập này cũng có những khó khăn riêng, song nó cho thấy rằng ngay cả những thương hiệu lớn giờ đây cũng nhận ra rằng họ không thể tồn tại trong thế giới riêng của mình. Họ phải hòa nhập vào một thế giới đang có xu hướng kết nối xã hội ngày một nhiều.
Theo vef.vn

Sep 27, 2011

Xu hướng Marketing năm 2011: "Ảo" tranh ngôi "Thật"

[Marketing3k.vn] Marketing hiện nay ngày càng được đa dạng hóa, tất cả có điểm chung là nỗ lực để tiếp cận người tiêu dùng. Tuy nhiên, các phương thức marketing truyền thống không còn hiệu quả như trước, nhường chỗ cho marketing hiện đại lên ngôi.

Trong xu hướng cạnh tranh toàn cầu, người ta thấy rõ sự phân hóa sâu sắc của công chúng thành nhiều nhóm, thêm vào đó chi phí marketing trung bình ngày càng tăng trong khi hiệu quả của hoạt động marketing đôi khi lại không tương xứng. Điều đó bắt buộc các nhà quản trị phải tìm kiếm các phương thức và xu thế marketing hiện đại hiệu quả hơn.

Hãy cùng Event Channel điểm qua một vài xu hướng marketing đã "làm mưa làm gió" trong năm 2010 và dự đoán sẽ tiếp tục mở rộng tầm ảnh hưởng vào năm 2011

Marketing trực tuyến

Tỷ lệ người dùng Internet đang gia tăng nhanh chóng không chỉ ở các đô thị mà cả ở vùng nông thôn, công nghệ 3G lên ngôi, điện thoại tích hợp tính năng truy cập Wifi ngay cả ở những dòng rẻ tiền... tất cả những điều đó làm cho Internet gần gũi như hơi thở hàng ngày. Chính vì thế Digital Marketing/ Online Maketing/E-Marketing hay Internet Marketing trở thành những thuật ngữ thông dụng hơn bao giờ hết.

Một ưu điểm nổi bật của Marketing online, đó là tính tương tác cao. Các kênh truyền thông truyền thống như phát thanh hay truyền hình thường chỉ thông tin một chiều, người tiêu dùng luôn thụ động trong quá trình tiếp nhận thông tin.Nhưng với Internet, các doanh nghiệp có cơ hội đối thoại trực tiếp với người tiêu dùng. Ngược lại, người tiêu dùng cũng chủ động tiếp cận thông tin, chia sẻ ý kiến và tương tác ngược trở lại doanh nghiệp.

Bên cạnh đó cũng không thể nhắc đến việc chi phí thực hiện marketing online rẻ hơn rất nhiều so với các loại hình khác. Email, quảng cáo banner, PPC, digital catalog, các công cụ tìm kiếm, các chương trình tiếp thị trực tuyến… luôn có chi phí không hề cao nhưng hiệu quả đem lại không thể xem thường.

Một điểm lợi thế nữa của Digital Marketing là kết quả chiến dịch có thể đo lường rất dễ dàng thông qua những con số về lượt xem, lượng người tham gia, tỷ lệ phản hồi..., hoàn toàn không có sự tính toán kiểu áng chừng như là với các chiến dịch Marketing truyền thống.

Một ví dụ điển hình về sự thành công của Digital Marketing, đó là website Girlspace.com.vn của Kotex. Với phong cách thiết kế sáng tạo cộng với việc đã tạo ra một cầu nối giữa các chuyên gia, người nổi tiếng với giới trẻ, Kotex muốn gửi đi thông điệp ủng hộ và tôn vinh phụ nữ Việt Nam. Một tháng sau khi ra mắt, website có hơn 500.000 lượt truy cập và 1.000 câu hỏi giao lưu. Với những thành quả ấn tượng đó, Girlspace.com.vn đã nhận giải thưởng Chiến dịch PR xuất sắc châu Á năm 2007.

Viral Marketing được tiếp thêm sức mạnh trong kỷ nguyên số

Viral Marketing (Marketing lan truyền, Marketing truyền miệng) càng phát huy sức mạnh của nó trong thời đại Internet và Truyền thông xã hội lên ngôi. Viral Marketing là chiến thuật khuyến khích một cá nhân nào đó lan truyền một nội dung tiếp thị, quảng cáo đến những người khác. Thông điệp truyền tải có thể là một video clip, truyện vui, hình ảnh hay đơn giản là một đoạn text.

vọng cổ geisha, viral marketing
Clip Vọng cổ Teen 2: Vọng cổ Geisha- Một ví dụ điển hình cho Viral Marketing

Một người có thể không thèm để mắt tới những đoạn quảng cáo trên báo, trên truyền hình nhưng viral marketing thì ngược lại, nó không chỉ làm khách hàng thích thú mà còn kích thích họ chia sẻ thông điệp này đến người khác. Nhưng để tạo ra một chiến dịch Viral Marketing có hiệu quả thì thật sự không dễ chút nào, bạn cần phải làm cho “virus” của mình là duy nhất, lôi cuốn, nó phải mang tính cá nhân và đáp ứng nhu cầu muốn chia sẻ của con người.

Một ví dụ về Viral Marketing thành công là của nhãn hàng Sony Ericsson. Rất biết nắm bắt "gu" của giới trẻ, hãng này đã cho truyền đi đoạn clip Vọng cổ Teen 2: Vọng cổ Geisha của nhân vật nổi đình đám Don Nguyễn, cộng đồng mạng cảm thấy thích thú và nhanh chóng chia sẻ đoạn clip này qua Yahoo, Facebook…hay đơn giản là kể cho người khác nghe, vô tình họ cũng phát tán thông điệp về khả năng quay phim của chiếc điện thoại Sony Ericson được nhắc đến trong clip với hàng chục, hàng trăm người khác.

Làn sóng Social Media

Xuất hiện sau làn sóng "Mạng xã hội", thịnh hành chỉ mới từ 2 năm trở lại đây trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam, nhưng Truyền thông xã hội (Social Media) đã thực sự là cơn bão khuấy đảo thế giới ảo, và nó đã bao hàm luôn cả khái niệm "Mạng xã hội (Social Network) ở trong đó.

social media, social netwok
Sự phát triển của mạng xã hội tạo ra mảnh đất màu mỡ cho marketing phát triển

Đi cùng với sự phát triển của Social Media, khái niệm SMM (Social Media Marketing) cũng ra đời. Đối với các doanh nghiệp nhỏ hay các nhà hàng, cửa hàng, việc lập ra website dường như là không cần thiết bằng việc lập một tài khoản Facebook. Họ có thể dễ dàng cập nhập thông tin hàng hóa, dich vụ của mình và gần như ngay lập tức, hàng ngàn người sẽ tiếp cận thông tin đó.

Đối với các "ông lớn" thì Social Media là một mảnh đất màu mỡ không thể bỏ qua trong việc quảng bá thương hiệu. Trên Facebook có thể kể đến Dell với cơn sóng Tag ảnh nhận ngay smart phone Dell Streak, Trung tâm phẫu thuật mắt Medic Optic với cuộc thi Avatar Facebook thu hút gần 10,000 Fans trên Facebook, hay trên Yume thì có hoạt động tuyển chọn Cuxi Girl cho mẫu xe Cuxi của Yamaha...

Social Media đặc biệt phù hợp cho các sản phẩm, thương hiệu mà đối tượng khách hàng trẻ tuổi bởi vì người trẻ thường dành rất nhiều thời gian để online.

Nương gió mà lên cùng với Groupon

Gần đây cộng đồng mạng Việt Nam như phát sốt lên với trào lưu Groupon. Mỗi ngày có hàng triệu người online để lùng mua sản phẩm, dịch vụ giảm giá thông qua Groupon và các trang Groupon đang mọc lên như nấm sau mưa để đáp ứng kịp nhu cầu của người tiêu dùng và cả các công ty có nhu cầu quảng bá sản phẩm, dịch vụ: cungmua.vn, muachung.vn, phagia, vndoan.com, runhau.vn, phagia.com.vn, cucre.vn...

Groupon khởi nguồn là một trang web mua sắm tại Mỹ, vốn được ghép từ “Group” (nhóm khách hàng) và “Coupon” (phiếu mua hàng), theo đó khách hàng mua theo số đông thì có cơ hội được hưởng chiết khấu rất cao từ nhà cung cấp. Sau đó mô hình này nhanh chóng lan rộng trên mạng và trở thành một từ dùng để chỉ việc mua hàng theo nhóm trên mạng. Khách hàng mua theo dạng Groupon có cơ hội mua được nhiều sản phẩm hay dịch vụ giá rẻ được khuyến mãi từ 30% - 90%, thậm chí giảm từ 95% - 100%. Trong khi đó doanh nghiệp được quảng cáo hiệu quả với chi phí thấp còn trang kinh doanh Groupon cũng thu lợi từ chiết khấu của nhà cung cấp. Đây là mô hình kinh doanh "3 bên cùng có lợi".

Đứng với vai trò người làm marketing thì thì Groupon là giải pháp marketing khá hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có quá nhiều ngân sách để làm marketing. Thông qua website Groupon có hàng trăm ngàn đến hàng triệu thành viên, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận những khách hàng tiềm năng thông qua các thông điệp miễn phí được gởi đi hàng ngày qua email. 

Hiện nay, xu thế Marketing truyền thống vẫn còn giữ một vị trí quan trọng bởi những ưu điểm không thể chối bỏ. Tuy nhiên, xu thế Marketing hiện đại đang nổi lên như một điều tất yếu trong thời đại Internet. Và các doanh nghiệp nếu biết tận dụng ưu điểm của cả hai phương thức truyền thông sẽ đem đến những chiến dịch Marketing hiệu quả với chi phí thấp.
Theo XUÂN CƯỜNG - EventChannel

5 xu hướng Internet Marketing năm 2011

[Marketing4u.vn] Năm 2011 được cho là thời điểm bùng nổ của internet marketing (online marketing hay digital marketing). Tuy nhiên, với sự phát triển tràn ngập của nhiều công cụ truyền thông trực tuyến, doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ bị nhấn chìm như trong một cơn lũ. Do đó, điều quan trọng là thương hiệu của bạn phải chọn lựa công cụ, phương tiện phù hợp, nhắm đến đúng khách hàng mục tiêu với chi phí hợp lí.

Các xu hướng Internet Marketing sau có thể mang lại cơ hội cho thương hiệu của bạn trong năm 2011:

1. Sự lên ngôi của mạng xã hội (social media)

Nếu chú ý thị trường hiện nay, bạn sẽ thấy một số mục quảng cáo đi kèm với địa chỉ Facebook thay cho địa chỉ website truyền thống. Facebook đã làm thay đổi điều đó.
Ngoài nguyên nhân chính là số người dùng ngày càng tăng, đối với một số doanh nghiệp, website quá phức tạp để tạo dựng và thay đổi nội dung mỗi khi cần.


Với sự nổi lên và ngày càng được ưa chuộng của social commerce (thị trường thương mại xã hội – các shop trực tuyến trên các trang mạng xã hội), 2011 sẽ là năm thành công của các thương hiệu không có website, Facebook và Twitter trở thành “trang chủ” của nhiều doanh nghiệp.

2. Liên kết với các group coupon sites (mua chung nhóm để được giảm giá)

Một số doanh nghiệp rất thích thú và cộng tác với các trang group coupon sites. Tuy nhiên, khách hàng sẽ bị ngập chìm trong mức chiết khấu ngày càng tăng của coupon. Họ sẽ có xu hướng nghi ngờ chất luợng của sản phẩm và chỉ tin những thương hiệu mà họ đã và đang sử dụng.


Vì vậy các group coupon site này chỉ thích hợp cho mục đích tăng tần suất sử dụng thương hiệu, chứ chưa thật sự hiệu quả với mục tiêu lôi kéo khách hàng mới.

3. Định vị trên các website tìm kiếm địa điểm, bản đồ trực tuyến

Đây là phương tiện giúp thương hiệu thu hút được khách hàng mới với chi phí hợp lí. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải kiểm soát được thông tin, các phản hồi trên các website đó và biết sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả.


Đặc biệt các website này cung cấp các gói dịch vụ cũng tương tự như dịch vụ adword hay sponsor-link trên các trang tìm kiếm như Google.

4. Chia sẻ video clip, đặc biệt thông qua Youtube

Người tiêu dùng đã bị tràn ngập bởi những bài viết từ website, blog và họ không thể tiếp nhận đầy đủ thông điệp từ một nguồn thông tin có quá nhiều chữ.


Vì vậy, các đoạn phim có xu hướng thu hút được người tiêu dùng và truyền tải thông điệp hiệu quả hơn. Hơn nữa, việc sản xuất các đoạn phim và chia sẻ trên các trang mạng xã hội không quá tốn nhiều chi phí như quảng cáo trên các kênh khác. Ví dụ, gói dịch vụ YouTube Promoted Videos có chi phí cho một cú nhấp chuột (cost-per-click) chỉ bằng 1/10 so với các trang tìm kiếm như Google.

5. Các agency cung cấp dịch vụ Internet Marketing mọc lên

Truyền thông trực tuyến phát triển vũ bão, vừa tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa làm cho họ mất phương hướng. Bản thân họ cũng không thể tự thực hiện tất cả. Các agency dịch vụ truyền thông trực tuyến xuất hiện để cung cấp các giải pháp hiệu quả, hợp lí nhất cho doanh nghiệp.

Một thời gian dài, đa số các doanh nghiệp tiêu tiền cho các hoạt động truyền thông nhưng không biết phải đo lường hiệu quả như thế nào. Với các công cụ truyền thông trực tuyến, doanh nghiệp có thể thực hiện được điều đó khi trả lời được bốn câu hỏi sau:
  • Nhóm khách hàng nào doanh nghiệp muốn tiếp cận?
  • Giá trị ròng (suốt vòng đời) của nhóm khách hàng đó mang lại?
  • Chi phí hợp lí để tiếp cận được mục nhóm khách hàng đó?
  • Phương pháp nào để đạt mục đích trên?
Theo Inova.vn

Sep 26, 2011

13 chiêu thức marketing hiệu quả trên Facebook

[Marketing3k.vn] Với lượng người sử dụng khổng lồ, Facebook là một kênh truyền thông xã hội đầy tiềm năng. 13 bí quyết nhỏ sau đây sẽ giúp bạn tạo lập một trang Facebook hiệu quả để quảng bá cho việc kin doanh của doanh nghiệp

1. Cho fans lý do cụ thể để “like” trang của bạn

Khuyến khích khách hàng nhấn “like” bằng những phần thưởng nho nhỏ như coupon, mẫu thử, dùng 3 tháng miễn phí phần mềm cho những người đầu tiên “like”, người thứ 1000, 2000 “like”…Ngoài ra, bạn có thể trang bị những giá trị cộng thêm như các phần mềm trò chơi miễn phí cho fans.


2. Luôn tập trung vào chủ đề chính

Mọi người “like” trang Facebook của bạn vì họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp, vì vậy mọi nội dung đăng tải phải gắn liền với chủ đề này. Tập trung viết mãi một chủ đề cũng khá tù túng nhưng đây là cơ hội để bạn phát huy sức sáng tạo. Sau đây là một số cách để bạn khai thác chủ đề:
  • Thông tin các sự kiện do công ty tổ chức, các sự kiện khác có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của công ty. 
  • Chia sẻ các clip hài hước từ Youtube có liên quan đến sản phẩm, ngành nghề mà công ty bạn đang kinh doanh.
  • Khuyến khích mọi người đăng tải các câu hỏi, hình ảnh và các câu chuyện có liên quan đến sản phẩm dịch vụ của bạn lên “tường”
  • Thỉnh thoảng đăng lại các nội dung từng thu hút mọi người.
3. Đặt ra những câu hỏi hay

Một trong những cách thu hút mọi người bình luận rôm rả trên Facebook là đặt ra các câu hỏi thú vị, có tính giải trí cao. Tuy nhiên, tiêu chí hàng đầu cho các câu hỏi là phải dễ trả lời để người đọc chỉ cần dùng một từ cũng có thể trả lời được câu hỏi. Hầu hết mọi người đều thích nói về mình, vì vậy bạn hãy đặt các câu hỏi về bản thân họ để kích thích mọi người tham gia thảo luận.


4. Luôn cập nhật thông tin đi kèm với hình ảnh

Với mỗi “trạng thái” được cập nhật, bạn nên đính kèm theo một hình ảnh. Hình ảnh luôn thu hút sự chú ý của người đọc hơn so với chữ viết và dễ để lại ấn tượng với người đọc. Ngược lại, những hình ảnh thiếu chỉnh chu, nhếch nhác sẽ dễ gây ấn tượng phản cảm lâu dài. Tag mọi người vào ảnh cũng là một cách phổ biến để mọi người vào xem ảnh mà bạn post lên. Tuy nhiên không phải ai cũng thấy thoải mái với việc này và có nhiều người sẽ cảm thấy bị làm phiền. Cách tốt nhất là treo thưởng để mọi người tự tag mình và bạn bè vào.

5. Tổ chức kỷ niệm các dịp đặc biệt

Hãy tận dụng các dịp kỷ niệm, dấu mốc quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty để tổ chức sự kiện online và chia sẻ với các fans trên Facebook. Đây cũng là dịp để thắt chặt hơn mối quan hệ với khách hàng và tung ra các hoạt động khuyến mãi.

6. Tập trung vào ngày thứ 6

Theo các số liệu của Facebook, thứ sáu hàng tuần là ngày mà các thành viên tham gia Facebook tích cực và có tâm trạng thoải mái nhất. Do đó, bạn hãy tận dụng ngày này để tung ra các hoạt động lôi kéo fans.

7. Tạo điều kiện cho fans hoạt động tích cực

Nhiệm vụ của nhà tiếp thị là sáng tạo không ngừng để thúc đẩy các fans hoạt động sôi nổi, tập trung và quan tâm cao độ đến nhãn hàng. Không phải tất cả những người nhấn “like” đều thực sự yêu thích sản phẩm, dịch vụ của bạn, do vậy, một trong những điều bạn cần làm là thuyết phục được những người này hào hứng với sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Minh bạch thông tin, cập nhật thông tin thường xuyên, đưa ra nhiều hoạt động thú vị, sáng tạo để kích thích fans tìm hiểu và xây dựng sự tín nhiệm và nhu cầu đối với sản phẩm.


8. Tổ chức các cuộc thi

Hầu hết mọi người đều thích thi thố và giành chiến thắng. Để khuấy động không khí trên Facebook và thu hút nhiều người tham gia cũng như phát tán thông tin, bạn hãy tổ chức những cuộc thi nho nhỏ như thi ảnh đẹp, thi video hay đơn giản là gửi email để tham gia rút thăm may mắn. Có rất nhiều cách tố chức thi thố nhưng bạn nhớ xem qua các hướng dẫn của Facebook để nắm rõ các chức năng và giới hạn của trang trong quá trình tổ chức cuộc thi. Các công ty phần mềm cũng là cánh tay đắc lực giúp bạn sáng tạo các công cụ hỗ trợ cho cuộc thi.

9. Sử dụng chức năng “Sponsor Stories”

Đầu năm nay, Facebook đã giới thiệu một hình thức quảng cáo mới thông qua chức năng “Sponsor Stories”. Mục này sẽ hiển thị hoạt động của mọi người trong friendlist tại một vị trí cố định trên trang. Chức năng này hoàn toàn miễn phí và bạn có thể tận dụng chức này để quảng cáo, thông tin đến cho bạn bè của người đã “like” trang của bạn.


10. Đo lường hiệu quả của hoạt động marketing trên Facebook

Đo lường mọi hoạt động mà bạn đã thực hiện trên Facebook như lượng fans, số liệu chuyển đổi, các hoạt động, sự trung thành…Thực hiện đều đặn việc đo lường giúp bạn hiểu rõ fans của mình hơn và có chiến lược tốt hơn cho những hoạt động tiếp theo.

11. Tìm công cụ tốt nhất để đo lường

Một công cụ hiệu quả sẽ giúp bạn có được những số liệu chính xác. Đo lường sai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc định hướng và lên kế hoạch cho các hoạt động về sau. Một số công cụ còn cho phép bạn biết được hoạt động của đối thủ cạnh tranh trên Facebook.

12. Sử dụng hiệu quả các dữ liệu thu thập được

Các dữ liệu thu thập được không chỉ dành cho các hoạt động trên Facebook nói riêng mà còn có thể dùng chung cho mọi hoạt động marketing khác. Mục tiêu của bạn không dừng lại ở việc thu hút nhiều fans trên Facebook mà là thúc đẩy được họ mua hàng, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mà bạn cung cấp. Hãy tận dụng cơ hội để tiếp thị, thấu hiểu và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.


13. Giành quyền chủ động

Các thương hiệu thông minh xem Facebook là nơi để nhận phản hồi ngay lập tức từ khách hàng, bật ra ý tưởng về sản phẩm mới, tính toán việc làm tiếp thị tốt hơn và nắm được nhu cầu khách hàng. Thông thường, các nhà tiếp thị phản ứng lại với các thay đổi của phương tiện truyền thông xã hội, trong khi các nhà tiếp thị tiên phong luôn chủ động sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để lèo lái công việc kinh doanh.

Theo DNSG - PHÚC AN dịch  (nguồn: socialmediaexaminer.com)

10 Xu hướng cho các nhà tiếp thị trực tuyến trong năm 2011

online advertising trends 10 Xu hướng cho các nhà tiếp thị trực tuyến trong năm 2011
[Marketing4u.vn] Xu hướng 1: Marketing dựa vào địa điểm

Sự xác định vị trí liên quan mật thiết đến việc Google bắt đầu đưa ra kết quả tìm kiếm địa điểm và bản đồ cùng với những kết quả tìm kiếm khác

Hãy để doanh nghiệp của bạn sẵn sàng cho tiếp thị dựa trên sự xác định vị trí bằng cách tuyên bố vị trí của bạn trên Google places. Thiết kế trang web của bạn dễ dàng sử dụng hơn với các thuê bao di động và bản đồ. Ngoài ra, cần chuẩn bị cho các tính năng tiếp thị nhiều hơn để tăng kết quả tìm kiếm.

Xu hướng 2: Tìm kiếm nhanh chóng

Khi bạn nhập từ cần tìm kiếm, Google ngay lập tức đưa ra kết quả hoặc các cụm từ khóa liên quan, một số người tiêu dùng loại bỏ sự lựa chọn đầu tiên của họ, để các cụm từ tìm kiếm ngắn hơn với những gợi ý thích hợp hơn.
Ví dụ một khách hàng tìm kiếm từ “đèn để bàn” có thể tìm thấy gợi ý “nhận xét về đèn để bàn”. Nếu doanh nghiệp của bạn đã tối ưu hóa các cụm từ tìm kiếm ngắn hơn, đã đến lúc cần đưa ra các cụm từ dài hơn để đảm bảo bạn không bị mất khách hàng tiềm năng.


Xu hướng 3: Kiểm soát mạng xã hội

Năm nay, thực tế đã cho thấy các cuộc đối thoại trên mạng xã hội được khởi xướng bởi các doanh nghiệp không còn mang tính cá nhân, không đáng nhớ và không tạo ra được lợi nhuận như họ mong muốn. Hãy đầu tư thời gian và tiền bạc để xây dựng những trải nghiệm khách hàng tuyệt vời. Để những khách hàng của bạn trò chuyện tích cực, đó là cách bạn tận dụng mạng xã hội như một thứ tài sản để tìm kiếm những khách hàng khác khi bạn triển khai các chiến dịch marketing sử dụng mạng xã hội.


Xu hướng 4: Marketing mạng xã hội

Sự hiểu biết của các doanh nghiệp đang bị bỏ ngõ trong cuộc chạy đua giữa các chiến dịch tiếp thị trên các trang web truyền thông xã hội hiện nay. Hãy thử một cuộc cá cược, một tranh luận, một thỏa thuận nhóm hoặc phiếu giảm giá…. Bạn có thể sử dụng các trang web như Foursquare để thưởng cho những khách hàng trung thành, những người đã chọn lựa doanh nghiệp của bạn và các dịch vụ như wildfire để giúp bạn phổ biến rộng rãi các ứng dụng quảng cáo.

Xu hướng 5: Mobile marketing

Năm 2010 cho chúng ta thấy rất nhiều người sử dụng tin nhắn, email và các phương tiện truyền thông xã hội khác trên điện thoại thông minh, nhưng hầu hết khách hàng không cảm thấy thoải mái khi chụp ảnh mã vạch sản phẩm.


Nếu bạn muốn tham gia vào thị trường tiếp thị di động năm nay, hãy bắt đầu xây dựng một ứng dụng, trang web di động hoặc chiến dịch tin nhắn. Nếu bạn sở hữu một cửa hàng bán lẻ, hãy thử một chương trình khuyến mãi tại cửa hàng, bạn có thể đưa đến cho người dùng chương trình này thông qua việc chụp mã vạch hoặc gửi tin nhắn với một mã ngắn để lấy một phiếu giảm giá và đổi ngay tại cửa hàng

Xu hướng 6: Quảng cáo trực tuyến

Quảng cáo banner dường như đã lỗi thời, nhưng quảng cáo hiển thị được dự đoán sẽ trở thành xu hướng được ưa chuộng trong năm nay. Trên thực tế, hiện nay dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp nhỏ để đặt quảng cáo hiển thị trên hàng triệu trang web bằng cách thông qua một hệ thống sở hữu các không gian có sẵn trên các website.

Xu hướng 7: Email marketing

Facebook đã công bố kế hoạch thêm tìm kiếm email quen thuộc hơn hộp thư đến và sự hội nhập phương tiện truyền thông xã hội với các công cụ tiếp thị qua thư điện tử cũng đang được tiến hành. Các ứng dụng của điện thoại giúp cho việc sử dụng email được tiến hành dễ dàng hơn và các chức năng HTML trên điện thoại làm cho các email thương hiệu trông đẹp hơn trên màn hình điện thoại di động. Đây chính là cơ hội để cung cấp cho quảng cáo email của bạn một diện mạo mới.


Xu hướng 8: Mua sắm theo nhóm

Mọi người sẵn sàng chia sẻ việc mua hàng hóa theo nhóm hay mua chung hàng hóa, những trang mạng mua sắm như Swipely và Blippy giúp cho việc mua sắm theo nhóm dễ dàng hơn chỉ với một cú click chuột vào Swipely của thẻ tín dụng. Nếu sản phẩm của bạn mang lại cho khách hàng nhiều sự hứng khởi hay đang có các chương trình giảm giá theo nhóm, bạn hãy sử dụng các trang web này.

Xu hướng 9: Tin nhắn nhanh

Lượng khách truy cập vào các trang web bắt đầu mong chờ những câu trả lời lập tức cho câu hỏi của họ. Nếu bạn có đội ngũ chăm sóc khách hàng hoặc những nhân viên bán hàng thường xuyên sử dụng máy vi tính hoặc điện thoại di động, hãy tiến hành chạy một bài kiểm tra tin nhắn nhanh


Xu hướng 10: Truyền hình trực tuyến

Khách hàng có thể điều chỉnh các chương trình truyền hình, đọc lướt qua các trang web trong lúc xem các chương trình, xem chương trình theo nhu cầu, thậm chí họ có thể điểu khiển tivi bằng điện thoại di động. Truyền hình trực tuyến mở ra cơ hội lớn cho các nhà quảng cáo bởi khả năng nhắm vào các đối tượng mục tiêu tốt hơn so với truyền hình truyền thống. Tuy nhiên có thể bạn phải chờ đợi xu hướng này diễn ra do những “gã khổng lồ” trong ngành truyền hình thường chậm thay đổi.

(SemVietnam – Tổng hợp từ Internet)