Tư vấn marketing
Sản phẩm và dịch vụ của bạn mang lại giá trị gì?
Phong thủy khai vận
Khai thông khí vận, sức khỏe - tài lộc - sự nghiệp
Quý Hải | Nhà tư vấn
Thực tế - tinh tế khi ứng dụng trong cuộc sống
Khai vận năm Bính Thân 2016
Sức khỏe - Sự nghiệp - Tài lộc để đảm bảo một cuộc sống Hạnh Phúc!
Cung chúc Tân Niên
Vạn sự như ý, đại cát đại lợi!
Vững Xây Tổ ấm
Đàn ông xây nhà - Đàn bà xây tổ ấm!
Vững Xây Cuộc Sống
Đất lành chim đậu - An cư lạc nghiệp!
Mar 30, 2012
Mar 29, 2012
Bí mật 10 thương hiệu đáng tin cậy nhất thế giới
5:09 PM
amazon, apple, Bí quyết, Brand | Event, coca, fedex, ford, nike, nổi tiếng, starburg, target, thương hiệu
[Marketing4u.vn] - Amazon, Coca, Ford, Nike, Starburg...là những thương hiệu nổi tiếng và tồn tại lâu đời. Vì sao họ có thể làm được như vậy? Liệu một doanh nghiệp hay thương hiệu mới có thể đạt được một thành quả như thế không?!
Để phân tích “công nghệ” tạo nên một thương hiệu, không có cách nào tốt bằng việc tìm hiểu sâu hơn vào những công ty mà mọi người đều biết và tin tưởng.
Để làm được điều này, tờ Entrepreneur, đồng thực hiện với tổ chức The Values Institute tạiDGWB, Santa Ana, California, trên tinh thần tập trung vào mối liên hệ giữa các nhãn hàng, đã tiến hành một khảo sát với người tiêu dùng để tìm ra nguyên nhân tại sao những thương hiệu này vẫn giữ vững ở vị trí hàng đầu.
Kết quả thấy được thật rõ ràng: mặc dù trong ngành công nghiệp nói chung, các công ty này đều không chiếm nhiều thị phần hay bán được nhiều hàng nhất, những thương hiệu tin cậy trên thế giới ngày nay đều tạo được mối quan hệ sâu sắc với khách hàng thông qua kinh nghiệm mua bán, cái tạo ra sự phản hồi theo cảm tính tích cực từ những khách hàng này.
“Chúng tôi thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu thông qua mối liện hệ với cảm xúc của khách hàng bởi nó thật sự rất hiệu quả”, phát biểu từ nhà tư vấn thương hiệu Jim Stengel, nhà xây dựng chiến lược quảng cáo toàn câu của Procter & Gamble và là tác giả cuốn sách Quyền Lực Tuyệt Đối Lên Ngôi và Lợi Nhuận tại Các Tập Đoàn Hùng Mạnh trên Thế Giới. “Khi bạn làm được điều đó, bạn sẽ có công việc kinh doanh tốt hơn, sự phát triển mạnh mẽ hơn và lợi nhuận tạo ra to lớn hơn.”
“Khi chúng tôi quan sát các nhãn hàng (tại P&G), những cái mà đã tạo được mối liên hệ cảm xúc với người tiêu dùng nhiều hơn so với các đối thủ”, Stengel nói thêm, “chúng tôi thấy thị phần các nhãn hàng đó trên thị trường cao hơn rất nhiều. Và sự phát triển của các nhãn hàng này là vượt trội.”
Dưới đây là các bí quyết mà những thương hiệu được tin cậy hàng đầu nước Mỹ áp dụng với người tiêu dùng và những cách này rất có thể sẽ giúp ích cho việc kinh doanh của chính bạn.
1.Amazon: Phục vụ tới từng cá nhân
Nhà bán lẻ trực tuyến cung cấp “mọi thứ” này giành được sự bầu chọn cao nhất trong việc xây dựng không chỉ niềm tin với các nhãn hàng nói chung mà còn ở giá trị niểm tin của từng cá nhân khách hàng nói riêng.
Điều này không gây ngạc nhiên cho Brad VanAuken, nhà chiến lược thương hiệu, văn phòng tư vấn The Blake Project. Ông cho rằng tầm ảnh hưởng, chức năng kinh doanh và kinh nghiệm bán hàng của Amazon, tất cả những thứ khác biệt này đã tạo nên một thương hiệu vô cùng mạnh mẽ mà người tiêu dùng tin tưởng.
“Với hàng triệu sản phẩm, phục vụ 24/7, công cụ tìm kiếm chuyên nghiệp cùng công nghệ tiên tiến và rất nhiều nguồn thông tin chuyên sâu về sản phẩm, Amazon tạo ra một trải nghiệm mua bán thật tuyệt vời”, VanAuken nói.
Ông nói thêm rằng thương hiệu này, cùng với giá cả và chi phí vận chuyển thấp, được nhìn nhận như là một lời chào hàng trong khi yêu cầu mua hàng chỉ bằng một cú click chuột và các lựa chọn vận chuyển lại nhanh chóng khiến mua tiết kiệm rất nhiều thời gian. Nhờ các đối tác và các kênh mua bán khác như Partner Count, Amazon cũng khiến người tiêu dùng tin tưởng rằng nó có mọi sản phẩm mà họ tìm kiếm.
Trong khi một lượng lớn các lời chào hàng dàn trải có thể coi như là không riêng tư, VanAuken cho rằng Amazon đã làm một việc đúng đắn nhằm nuổi dưỡng quan hệ với khách hàng bằng cách giúp họ quyết định thông qua hệ thống tư vấn và khuyến nghị. Người tiêu dùng cũng có nhiều lựa chọn hơn khi đánh giá sản phẩm từ các lần mua bán trước, điểm bài viết hay bình chọn xếp hạng, danh sách ưa thích hay danh sách Listmania.
2.Coca-Cola: Bán cả niềm hạnh phúc
“Ánh nắng mát lạnh”, “Khởi nguồn của sự tươi mới” “Không thử sao biết”… Từ khi bắt đầu khởi nghiệp cho tới nay, cam kết của nhà sản xuất đồ uống lớn nhất thế giới này là mang tới sự vui thích cho khách hàng. “Mọi thứ mà họ làm đều được truyền cảm hứng từ ý tưởng Làm thế nào chúng ta xúc tiến, phát triển và tạo ra niềm hạnh phúc?”, tác giả Stengel nói.
Coca – Cola nỗ lực gắn thông điệp này trong từng mối liên hệ với khách hàng, từ Facebook tới các máy bán hàng tự động, điều mà cho phép khách hàng tự do thưởng thức hương vị đồ uống theo những cách riêng. “Họ lấy ý tưởng về sự ham thích tự nhiên, thanh thoát không gò bó và gắn chúng vào tất cả mọi thứ”, Stengel phát biểu.
Khi nói về sự chuyển mình của nhãn hàng này từ cái tên New Coke vào những năm 80, Stengel cho biết thêm công ty này vẫn tập trung vào khẩu hiệu mang tới niềm hạnh phúc với sự nhận biết thương hiệu mạnh mẽ dựa trên tuổi thọ và tính kế thừa. “Họ có sự tôn trọng sâu sắc với quá khứ và các bậc tiền bối”, ông nói, “Họ không bao giờ quên lí do và nơi mà họ đã bắt đầu, và điều này có ý nghĩa rất to lớn với khách hàng của họ.”
3.FedEx: Sống với sự cam kết
Với đam mê không ngừng cho những nhiệm vụ trong tầm tay, FedEx đã tạo ra một sự nhận biết thương hiệu mạnh mè. Không ngạc nhiên khi nói rằng, công ty này giành được sự bầu chọn cao nhất cho khả năng đạt được những gì nó cam kết và cho sự hiệu quả trong việc kinh doanh.
Để cung cấp một dịch vụ đáng tin cậy, nhãn hàng này đã đem lại niềm tin cho khách hàng thông qua những sáng kiến như chiến dịch “Chúng tôi hiểu”, nói theo Kari Blanchard, giám đốc chiến lược Future Brand, văn phòng New York. “ Họ nâng tầm thương hiệu bằng cách thừa nhận rằng mọi thứ không chỉ đơn giản là vận chuyển hàng hoá,”Blanchard nói. “Họ đánh giá đó còn là của cải, kế sinh nhai và cả tương lai của những khách hàng, và việc nhìn ra điều này trong những túi hàng vô tri có ý nghĩa rất to lớn với tất cả mọi người.”
Để mang thông điệp này đi xa hơn, FedEx cam kết với người tiêu dùng thông qua chương trình trao thưởng cá nhân và tương tác qua các kênh truyền thông xã hội. “Khi bạn giành được sự tin tưởng – thứ rất có ý nghĩa với việc kinh doanh nhưng không phải là thứ chính xác khiến bạn yêu một nhãn hàng nào đó—đấy là khi suy nghĩ của khách hàng là thứ cốt yếu nhất chứ không phải chỉ là một con số đơn thuần”, Blanchard nói.
4.Apple: Giữ mọi thứ luôn tuyệt (và vui vẻ)
Các công ty khác khiến dư luận và đám đông phải nín thở chờ đợi mỗi khi có sản phẩm mới ra đời ư? Vấn đề mấu chốt thực sự chính là bất cứ một sản phẩm nào được Apple tung ra, người dùng sẽ tin rằng đây là một sản phẩm thông minh và nó sẽ giúp họ nhiều hơn không chỉ trong công việc mà còn để giải trí. Thêm vào đó, họ thật sự thích thú với trải nghiệm mua bán các sản phẩm này.
Trong khi các sản phẩm của Apple luôn là về sự sáng tạo và tính biểu đạt, thương hiệu này đã nâng tầm chỉ số cảm xúc khi cho ra đời các cửa hàng bán lẻ thúc đẩy tính hợp tác và tính minh bạch giữa khách hàng và những nhân viên bán hàng. “Họ thuê những nhân viên có sự đồng cảm, và họ không đánh giá việc bán hàng như là chỉ bán hàng,” Stengel cho biết. Ông gọi nỗ lực phát triển các cửa hàng này của Apple như là “sự nỗ lực bán lẻ tốt nhất trong lịch sử. Họ thực sự muốn khách hàng đến, được truyền cảm hứng, và thấy tự tin hơn về bản thân mình thông qua trải nghiệm mua bán trong cửa hàng.”
Apple sử dụng các cửa hàng bán lẻ để cho khách hàng nhìn thấy, chứ không phải đang nghe lại, triết lí kinh doanh của họ; điều đó thể hiện từ những chiếc bàn lớn, không gian rộng, trang trí tủ hàng đến những nhân viên lành nghề, những người được trang bị các công cụ tiên tiến giúp khách mua hàng thanh toán nhanh chóng mà không phải xếp hàng chờ lâu.
Vài điểm trừ nhỏ: Thương hiệu này đạt điểm thấp hơn trung bình ở hạng mục kết nối nhân viên cũng như hạng mục không vinh danh khách hàng thân thiết. Điều này có thể lí giải là do Apple chỉ tập trung vào chức năng chuyên môn chính mà thôi.
“Steve Jobs chỉ nghĩ về những gì đúng đắn nhất cho thương hiệu và cho người tiêu dùng”, Stengel nói. “Điều này lí giải cho lí do vì sao họ vấn tiếp tục làm tốt công việc của mình, tạo ra những sản phẩm mới và bỏ xa các đối thủ.”
5.Target: Thiết kế những trải nghiệm
Rất dễ để quên mất rằng Target là một cửa hàng bán hạ giá. Với những chiến dịch quảng cáo đậm phong cách riêng cùng sự cộng tác với các nhà thiết kế hàng đầu, những người tạo ra các cơn sốt thời trang trên thị trường cùng số lượng thiết kế có hạn, Target luôn bị “hiểu nhầm” không phải là một thương hiệu buôn bán hàng loạt.
Target đã thực hiện được một trải nghiệm bán lẻ hiếm có khác thường, từ thiết kế cửa hàng cho tới lựa chọn các sản phẩm hay giá cả hàng hoá và cả dịch vụ khách hàng. "Target đã nỗ lực trong việc cung cấp dịch vụ mua hàng hết sức thú vị, song bạn vẫn tìm được sản phẩm chất lượng với giá cả rất phải chăng,” phát biểu từ nhà tư vấn thương hiệu Rob Frankel. “Là một phần quan trọng tạo nên tên tuổi nhãn hàng này, Target cố gắng tạo ra nguồn những nhân viên chuyên nghiệp với thái độ phục vụ nồng hậu, điều này tạo nên một tiếng vang rất lớn và họ không ngần ngại nắm lấy ngay cơ hội đó.”
Nhờ vào sự bài trí cửa hàng chuyên nghiệp và các mẫu thiết kế phù hợp, Target luôn được bình chọn là nơi đáng để đi mua sắm, bởi tại đây khách hàng tự tin rằng họ có thể tìm thấy những gì họ muốn, ngay cả khi họ đang ở trong một cửa hiệu khổng lồ. “Không phải điều này giúp khách hàng dễ chịu hơn, điều này khiến khách hàng thật sự thấy thích thú khi tới đây,” Frankel nói.
Dịch vụ khách hàng ở đây cũng rất thân thiện, từ cái cách mà “những lễ tân luôn dõi theo khách hàng và giúp họ chuyển sang một quầy thanh toán khác ít đông hơn”, cho tới việc nhận thức được rằng “khách hàng của Target luôn được coi như các ông hoàng.”
Frankel cho rằng công việc kinh doanh nào cũng nên cung cấp những trải nghiệm mua bán nồng hậu và ấm cúng như vậy, điều này giúp gây được niềm tin thương hiệu với khách hàng tốt hơn các đối thủ. “Không cần biết là bạn bán cái gì, nếu bạn không đưa được cho khách hàng lí do mà họ nên đến cửa hàng của bạn, thì họ sẽ chẳng bao giờ tự luận ra được cả, bởi chỉ mình giá cả thì không thể làm được điều đó,” ông nói.
6. Ford: Trước sau như một
Trong một kỉ nguyên mà thứ duy nhất thay đổi lại mang tên gọi “sự chắc chắn”, thương hiệu Ford cùng tính kiên định của họ được thành lập như một tín hiệu của sự tin cậy.
VanAuken của The Blake Project chỉ ra rằng từ tên gọi 1 âm tiết đơn giản tới logo chuẩn mẫu và tầm quan trọng của cha đẻ Henry Ford, nhân dạng thương hiệu của công ty này vẫn đứng vững trước thử thách của thời gian.
“Mọi người biết và ngưỡng mộ câu chuyện của Ford”, ông cho biết, “trong 3 nhà sản xuất ô tô ởDetroit, Ford có một thương hiệu, chiến lược kinh doanh và sự chấp hành ổn định nhất.”
Ford cũng lắng nghe và hành động dựa trên nhu cầu của khách hàng, VanAuken cho biết thêm, và lưu ý rằng chính CEO Alan Mulally là người tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua các kênh truyền thông xã hội.
Những động thái này đã tạo ra một sự liên kết vững chắc: Thương hiệu được xếp hạng ở vị trí cao cho tính ổn định và tính tin cậy, và người tiêu dùng bầu chọn cao nhất cho Ford vì cung cách hành xử trách nhiệm và quan tâm tới lợi ích của nhân viên và khách hàng.
VanAuken nhấn mạnh rằng tính kiên định là cần thiết cho bất cứ ngành nghề kinh doanh nào. “Việc thay đổi logo, khẩu hiệu hay thông điệp sẽ khiến không một thứ gì trong thương hiệu của bạn tồn tại trong ý nghĩ của khách hàng,” ông nói. “Một khi bạn đã phát triển được thương hiệu của mình theo một giá trị độc nhất vô nhị, hãy lặp lại điều đó lần nữa và lần nữa.”
7. Nike: “Tôi làm được”
Trên website, Nike tuyên bố sứ mệnh của họ là “mang cảm hứng và đổi mới tới mọi vận động viên trên thế giới”, thêm vào đó, “Nếu bạn có một cơ thể, thì bạn chính là một vận động viên.”
Đây là một thông điệp thể hiện tham vọng mạnh mẽ và điều này đã kết nối những phụ kiện thể thao của công ty tới người tiêu dùng toàn cầu, nói theo nhà tư vấn thương hiệu Kevin Lane Keller, giáo sư ngành marketing, đại học Dartmouth. “Nike bao giờ cũng cực kỳ tập trung vào nhu cầu của khách hàng, với mạng lưới thông tin rộng rãi khiến thương hiêu này có thể kết nối với các vận động viên cũng như tất cả mọi người,” Keller nói. “Nike trao quyền cho bạn được hành động để trở thành chính bản thân bạn, như một lời mời từ nhãn hàng này “Cứ làm thôi” (Just do it).”
Nike vẫn duy trì việc phát triển sản phẩm, bao gồm giới thiệu các công nghệ mới như nệm Nike Air, sợi tổng hợp Dri-Fit, đây là một trong những điểm mạnh nhất, theo Keller, người mà nói rằng khách hàng có xu hướng thích sự cách tân theo ý kiến từ giới chuyên môn.
“Khi bạn cách tân, khách hàng sẽ tin tưởng bạn hơn, bởi họ nghĩ rằng bạn thực sự biết bạn đang làm gì”, ông nói. “Sản phẩm đầu tiên của Nike chỉ là bước khởi đầu cho một hành trình dài, mà ở đó họ hoàn thành tát cả mọi thứ liên quan tới mọi môn thể thao trên mọi địa điểm toàn thế giới.”
Keller nói rằng Nike đạt được sự tin cậy từ khách hàng bởi nhà đồng sáng lập Phil Knight vẫn gắn mình với việc kinh doanh. Ông cho biết “Khi nhà sáng lập vẫn còn ở đó, mọi người tôn trọng thương hiệu theo một cách rất khác, bởi lời nói và tư cách của con người này sẽ giúp công ty gần gũi với người tiêu dùng hơn.”
8. Starbucks: Vun đắp sự kết nối
Sau khi hứng chịu sự sụt giá bất thình lình vào vài năm trước, nhà bán lẻ cà phê dẫn đầu thế giới này đã vực dậy công việc kinh doanh và thương hiệu của mình bằng cách quay trở lại cam kết ban đầu là mang mọi người tới gần nhau hơn. “Starbucks hiểu rất rõ lí do vì sao họ ở đây, và điều này đã giúp tạo ra sự kết nối,” tác giả Stengel nói.
Từ Wi-fi miễn phí tới phòng nghe nhạc trong cửa hiệu, cho tới những cái bàn lớn cùng phòng cho hội thảo và các buổi gặp gỡ, cửa hiệu của công ty này được thiết kế để giúp các khách hàng tương tác với nhau dễ dàng. “Vào bất kì một cửa hàng Starbucks nào cũng sẽ thấy công việc kinh doanh diễn ra và người người chia sẻ các giá trị, công ty hiểu rất rõ điều đó,” Stengel nói. “Mọi thứ trong đây đều là về sự liên kết, khám phá, truyền cảm hứng và sáng tạo.”
Khởi đầu thành công là động lực thúc đẩy những cách tân của Starbucks. “Họ tạo ra những điều độc đáo với thương hiệu của họ và trở nên rất thành công, và vẫn không một ai có thể giống như họ,” Stengel nói.
Chìa khóa chính, ông nói, là thấu hiểu các nguyên tắc kinh doanh và chiến lược của đối thủ, và đề ra cách nào để nâng ưu điểm của mình lên cao nhất. “Nếu bạn là một thương gia mới thâm nhập vào thị trường, có thể bạn không cải tổ được một ngành công nghiệp, nhưng nếu bạn có thể đổi hướng phát triển của nó, thì có nghĩa rằng bạn đã thành công.”
9. Southwest Airlines: Đáp ứng mọi đòi hỏi
Hãng vận chuyển giá rẻ này luôn kiên định với lộ trình của chính mình trong ngành công nghiệp hàng không, tạo ra những phẩm chất khác biệt thông qua mọi thứ, từ cách mời khách vào ghế ngồi cho tới những tiếp viên, những người bảo đảm sự an toàn của bạn trên chuyến bay.
"Southwest là một thương hiệu độc lập mà nhanh chóng phá vỡ những quy phạm trong ngành công nghiệp hàng không,” phát biểu từ Tim Calkins, giáo sư ngành marketing, Khoa quản trị kinh doanh, Đại học Kellogg Northwestern. “Từ cách sắp xếp chỗ ngồi cho thấy một thực tế rằng công ty này không lên danh sách theo hệ thống trực tuyến, nó luôn tự hào vì làm theo cách rất riêng.”
Calkins cho rằng phần lớn sự thành công của thương hiệu Southwest đến từ công việc kinh doanh và văn hóa công ty, những thứ mang đặc trưng và chúng hỗ trợ rất nhiều cho chức năng kinh doanh chính của công ty này.
"Southwest có một nền văn hóa công ty rất vui vẻ, đầy năng lượng và là độc nhất vô nhị trong ngành công nghiệp hàng không, nhưng cốt lõi nhất họ là bậc thầy kinh doanh khi mang tới cho khách hàng giá cả cực kì phải chăng mà vẫn rất hiệu quả,” ông nói.
Mặc dù hãng hàng không này nhận được tỉ lệ bầu chọn thấp trong hạng mục không chia sẻ thông tin về các quyết định của công ty, nhưng những thước đo bảo vệ này có thể là lí do khiến nó vẫn tiếp tục phát triển thịnh vượng. Vài hãng hàng không lớn khác đã cố đi theo “phong cách Southwest” với giá cả thấp (như Delta’s Song và United’s Ted), nhưng không ai trong số họ làm được.
"Bạn có thể thấy những gì Southwest làm, họ chỉ bay với một loại máy bay, họ không mặc cả giá và họ có đội ngũ nhân viên thân thiện—và bạn nghĩ rằng ai đó sẽ sớm vượt mặt họ thôi, nhưng vẫn không một ai làm được cả,” Calkins nói. “Điều kì diệu của Southwest là ngay cả khi họ được cấu thành từ những yếu tố “lạ đời” nhất, tất cả những sự khác biệt này lại phối hợp được với nhau để tạo ra một cách phục vụ khách hàng độc đáo chỉ của riêng họ.”
10. Nordstrom: Khách hàng là Thượng Đế
Khi dịch vụ khách hàng tuyệt vời của bạn được lưu truyền như là một “thần thoại”, điều đó có nghĩa là bạn đang đi rất đúng hướng. Đó như là một con dấu xác thực của thương hiệu cửa hàng bách hoá này, nơi mà có lời đồn rằng họ nhận trả lại từ một khách hàng một kiện đồ trang sức, ngay cả khi cửa hàng chưa bao giờ bán đồ trang sức!
"Nordstrom là tất cả mọi thứ về khả năng cung cấp những dịch vụ khách hàng đặc biệt, cái mà tạo nên một trải nghiệm dịch vụ hiếm có và rất điển hình”, Calkins của Northwestern nói.
Nordstrom được bình chọn rất cao cho hạng mục quan tâm tới khách hàng, cũng như chất lượng của sản phẩm trên tổng số gần 230 cửa hàng của nó. Dịch vụ hấp dẫn, bao gồm chính sách trả lại hàng vô điều kiện, thư điện tử kèm ảnh kĩ thuật số về sản phẩm mới cho khách hàng thân thiết và thiếp cảm ơn sau khi mua hàng, khiến nhà bán lẻ này không cần quá lo lắng về giá cả cạnh tranh, do đó luôn thu được lợi nhuận cao hơn đối thủ.
“Họ không giả bộ là họ có giá thấp nhất, và họ cũng chẳng cần phải làm như thế,” Calkins nói. “Khi mọi người tới đây họ đều biết là họ phải trả thêm một chút nữa, nhưng dịch vụ quá tốt nên điều đó cũng xứng đáng.”
Một số ít khách hàng chỉ trích Nordstrom vì không cung cấp cho khách hàng nhiều thông tin về các chính sách của công ty, nhưng Calkins cho rằng khi xây dựng một nhân dạng thương hiệu, lựa chọn của bạn vẫn đúng đắn khi chi tập trung vào một vài yếu tố cơ bản, miễn là bạn làm nó tốt nhất là được.
“Điều khiến thương hiệu này được đóng dấu chính là từ trải nghiệm dịch vụ chứ không phải từ cách tiếp cận,” anh nói. “Nordstrom chưa bao giờ tập trung vào công ty hay nhân viên của mình, tất cả năng lượng tích cực đều dồn cho khách hàng cả, và đó là bí mật dẫn tới thành công của họ.”
Phong Linh
Theo TTVN
Mar 26, 2012
7 cách xây dựng thương hiệu
4:53 PM
Bí quyết, marketer, thương hiệu, Trải nghiệm Marketing
[Marketing4u.vn] - "Khác biệt hay là chết" dường như trở thành tuyên ngôn của các marketer trong thời thị trường khó khăn. Tuy nhiên chỉ khác biệt thôi đã đủ để thương hiệu của bạn đứng vững và tồn tại trong thị trường ngày càng khó khăn? Câu trả lời không chỉ là khó mà là rất khó. Nghe có vẻ bi quan nhưng nếu chúng ta phân tích những thách thức của việc tạo dựng một thương hiệu mạnh tại thời điểm hiện tại thì Bạn sẽ thấy nhận định trên có thể hợp lý.
Xây dựng thương hiệu là việc giúp khách hàng và những người liên quan thấy được những gì làm cho sản phẩm của bạn hoặc dịch vụ khác biệt, và hấp dẫn hơn của đối thủ cạnh tranh.
Một thương hiệu thì lớn hơn rất nhiều chứ không chỉ đơn thuần là logo của doanh nghiệp. Thương hiệu như là tất cả những gì có trong đầu của khách hàng hiện tại hay tiềm năng khi họ nghĩ đến một công ty, sản phẩm hoặc một cá nhân. Tuy nhiên, việc tạo dựng thương hiệu mạnh không hề đơn giản khi chúng ta phân tích những thách thức mà doanh nghiệp đang phải đối mặt.
Một thương hiệu thì lớn hơn rất nhiều chứ không chỉ đơn thuần là logo của doanh nghiệp. Thương hiệu như là tất cả những gì có trong đầu của khách hàng hiện tại hay tiềm năng khi họ nghĩ đến một công ty, sản phẩm hoặc một cá nhân. Tuy nhiên, việc tạo dựng thương hiệu mạnh không hề đơn giản khi chúng ta phân tích những thách thức mà doanh nghiệp đang phải đối mặt.
Hầu hết các sản phẩm đang ở xu hướng bão hòa
Thị trường bão hòa là một thách thức lớn đối với việc xây dựng thương hiệu. Vòng đời một sản phẩm có 4 giai đoạn bao gồm: giới thiệu, phát triển, chín muồi và suy tàn. Với sự phát triển của công nghệ và gia tăng đầu tư của nền kinh tế nên hầu hết các sản phẩm hiện có trên thị trường đều đang ở trong giai đoạn bão hòa. Có thể kể đến hàng loạt các sản phẩm đang bão hòa tại Việt Nam như xe máy, viễn thông, điện tử, điện thoại di động, ngân hàng, nước ngọt…
Một đặc điểm quan trọng ở giai đoạn bão hòa là thị trường thường có quá nhiều thương hiệu để khách hàng chọn lựa, vì vậy khách hàng thường có xu hướng chọn những sản phẩm có “thương hiệu mạnh” nên các thương hiệu nhỏ sẽ không bán được và dần dần bị loại khỏi thị trường. Chẳng hạn, Việt Nam có 7 mạng di động nhưng hầu hết mọi người đều chọn 3 mạng để sử dụng là Mobifone, Vinaphone và Viettel và thị phần các mạng này hơn 95%, vì vậy cơ hội tồn tại cho các thương hiệu còn lại ngày càng bị thu hẹp.
Thị trường bão hòa là một thách thức lớn cho sự tồn tại của các thương hiệu nhỏ trên thị trường khi Khách hàng sẽ chuyển dần sử dụng những sản phẩm của thương hiệu lớn. Vì vậy, để tạo dựng được thương hiệu trong hoàn cảnh này thì các thương hiệu nhỏ cần tìm một phân khúc thị trường mới hay sản phẩm mới để tái lập lại vòng đời sản phẩm.
Cạnh tranh ngày càng khốc liệt
Những đối thủ cạnh tranh đáng gờm thâm nhập vào thị trường từ mọi phía. Các đối thủ mới không chỉ tạo sức ép về giá, thị trường có nhiều thương hiệu hơn, điều đó có nghĩa là việc tìm được chỗ đứng cho thương hiệu trở nên khó khăn hơn. Theo đó, mỗi thương hiệu có xu hướng bị đặt vào những vị trí nhỏ hẹp hay phải lựa chọn các thị trường ngách để tồn tại.
Những nỗ lực để tìm thấy một phân khúc thị trường lớn trở nên khó khăn hơn trong bối cảnh các thương hiệu tràn ngập trên thị trường. Hơn nữa, một số đối thủ cạnh tranh sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tìm phương thức hoạt động mới. Hậu quả có thể dẫn đến sự mất ổn định của môi trường cạnh tranh. Bên cạnh đó, trên thị trường cũng xuất hiện một xu hướng là các đối thủ sẽ bắt chước bất cứ phương thức hoạt động nào đang đạt được sự thành công.
Khó khăn trong việc tạo ra khác biệt
Người ta thường nói “khác biệt hoặc chết”, điều này hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh kinh doanh ngày này. Khi có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, có quá nhiều sản phẩm trên thị trường thì vấn đến của doanh nghiệp là làm sao sản phẩm của mình phải có điểm khác biệt và đó chính là lý do để khách hàng chọn sản phẩm của họ. Doanh nghiệp nào cũng ý thức phải tìm ra điểm khác biệt cho sản phẩm vì vậy để doanh nghiệp bạn tìm được một điểm khác biệt quả là không dễ dàng.
Chính vì không tìm được những điểm khác biệt rõ ràng nên hầu hết mọi sản phẩm trên thị trường đều có vẻ “giống giống” nhau và sẽ tạo cho khách hàng một cảm giác “me too” với mọi sản phẩm. Một thế giới quá nhiều sản phẩm và quá ít lựa chọn. Khi có càng nhiều sản phẩm thì hầu như Khách hàng lại không có nhiều lựa chọn và nhiều khi bạn không chọn được sản phẩm nào.
Nếu bạn cần mua một chiếc máy vi tính xách tay và háo hức tìm đến một siêu thị uy tín với niềm tin sẽ chọn được sản phẩm ưng ý. Khi đứng trước kệ trưng bày, bạn không khỏi choáng ngợp trước hàng trăm loại máy tính khác nhau của hàng chục hãng uy tín như Sony, HP, Dell, IBM, Toshiba, Samsung, Acer, Asus… Sau một lúc tỉnh tâm, bạn bắt đầu quan sát sản phẩm một cách chi tiết hơn nhưng đi hết một vòng vẫn chưa tìm được sản phẩm nào phù hợp. Bạn cố đi thêm một vòng nữa để tìm ra một sản phẩm nổi bật nhưng cái bạn thấy sẽ là một thiết kế “hao hao” giống nhau, một cấu hình “khủng” như nhau và các thông số cũng như nhau. Kết quả, với hàng trăm sản phẩm của các thương hiệu uy tín không giúp bạn chọn được một sản phẩm nào. Và câu hỏi trong trường hợp này là tại sao? Câu trả lời thật đơn giản bởi vì bạn không tìm thấy sự “khác biệt” của các sản phẩm, và sự khác biệt lớn nhất đó chính là các sản phẩm này mang những cái tên khác nhau thôi.
Bạn có thể tìm thấy vô vàng trường hợp tương tự trong cuộc sống như khi đi mua sắm Tivi, điện thoại, xe máy, điện thoại, quần áo… và đó chính là một thách thức lớn cho doanh nghiệp và các nhà tiếp thị.
Mức độ trung thành với thương hiệu có xu hướng giảm
Mỗi loại sản phẩm thì chúng ta có quá nhiều lựa chọn vì vậy mọi người thường có xu hướng thử dùng nhiều loại sản phẩm khác nhau để đánh giá so sánh. Ngoài ra, việc tiếp xúc ngày càng nhiều với quảng cáo, truyền thông, khuyến mại nên người tiêu dùng thường bị hấp dẫn bởi các thông điệp hoặc chiến dịch tiếp thị nhất thời và thay đổi sự lựa chọn sản phẩm.
Chúng ta có thể thấy rất nhiều ví dụ điển hình cho nhận định trên. Ở lĩnh vực di động thì Nokia là một ví dụ, khoảng gần 10 năm trước thì hầu hết mọi điện điện thoại bán ra tại Việt Nam là Nokia, mọi người rất trung thành với thương hiệu này vì tính tăng tốt, thiết kế đẹp và dễ sử dụng. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu khác như Samsung, HTC và đặc biệt là Iphone của Apple thì Nokia không còn là lựa chọn duy nhất nữa, người tiêu dùng đã dần chuyển sang sử dụng các thương hiệu và và mức độ trung thành cho Nokia cũng giảm xuống. Hay trong trường hợp xe gắn máy, lòng trung thành thương hiệu Honda cũng giảm đi vì ngày nay mọi người có nhiều lựa chọn tương đương như Yamaha, SYM hay Piaggio.
Một thương hiệu càng mạnh khi lòng trung thành thương hiệu của khách hàng càng cao. Việc tạo dựng hay duy trì được sự trung thành với một thương hiệu vô cùng khó khi Khách hàng có quá nhiều chọn lựa và sự khác biệt của các thương hiệu trong mắt người tiêu dùng ngày càng giảm.
Quyền lực hệ thống phân phối ngày càng gia tăng
Người ta ví nếu doanh nghiệp giống như thân cây, thì hệ thống phân phối là bộ rễ nuôi sống và phát triển doanh nghiệp. Điều này cho thấy việc duy trì và phát triển hệ thống phân phối sao cho hiệu quả là vấn đề cốt lõi.
Hệ thống phân phối đã có những thay đổi chuyển từ phân phối với nhiều kênh và nhiều nhà phân phối sang mô hình hiện đại với các thương hiệu hàng đầu. Như ở Việt Nam thì kênh phân phối truyền thống chợ, tạp hóa đã giảm dần tỉ trọng khi sự phát triển mạnh mẻ của kênh phân phối siêu thị với các thương hiệu hàng đầu như Metro, Big C, Saigon Co.op, Lotte… Các doanh nghiệp ngày càng lệ thuộc vào các “đại gia” phân phối và bán lẻ này, các thương hiệu nhỏ thường không đủ ngân sách hay tiêu chuẩn quy định để được trưng bày và bán tại các hệ thống phân phối nên sản phẩm sẽ khó tìm đến được với người tiêu dùng. Quyền lực kênh phân phối sẽ là một thách thức lớn cho việc tạo dựng thương hiệu trong tương lai.
Kênh truyền thông, quảng cáo ngày càng phân tán
Nếu như trước đây, một thương hiệu có thể dễ dàng đạt được hiệu quả qua các phương tiện truyền thông bởi khi đó chỉ có một số rất ít sự lựa chọn cũng như phương tiện để quảng bá hình ảnh thương hiệu. Các thị trường tập trung còn hết sức phổ biến và chưa có các đoạn thị trường nhỏ. Trong khi đó, các nhà quản lý thương hiệu hiện nay phải đối mặt với một môi trường rất khác mà ở đó khó có thể đạt được sự nhất quán cần thiết để xây dựng và duy trì một thương hiệu mạnh.
Ngày nay, một danh mục dài với nhiều sự lựa chọn phương tiện truyền thông, bao gồm truyền hình, quảng cáo trên Internet, tiếp thị trực tiếp, tài trợ và rất nhiều phương thức khác được sáng tạo và thực hiện hằng ngày. Việc làm thế nào để các thông điệp được gởi đi qua những phương tiện truyền thông này không làm suy yếu thương hiệu đang trở thành một thách thức thật sự, đặc biệt là khi có sự kết hợp của các phương tiện xúc tiến bán hàng.
Sức ép tìm kiếm lợi ích ngắn hạn cho tổ chức
Những áp lực đạt được những kết quả kinh doanh ngắn hạn thường gây cản trở đến những đầu tư vào thương hiệu. Xây dựng thương hiệu cần thời gian và khá tốn kém trong khi doanh nghiệp luôn chịu sức ép từ việc tạo ra lợi nhuận, gia tăng doanh số để đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư. Để gia tăng doanh số thì nhiều doanh nghiệp thường sử dụng nhiều phương pháp tiếp thị hay bán hàng khác nhau như khuyến mãi, giảm giá, chiết khấu…và những biện pháp này đôi khi sẽ gây tổn hại cho thương hiệu trong dài hạn. Đặc biệt, với một số doanh nghiệp có quan niệm rằng tiếp thị hay xây dựng thương hiệu là một chi phí thay vì đó là một khoản đầu tư. Vì vậy, để gia tăng lợi nhuận thì chi phí sử dụng cho tiếp thị và xây dựng thương hiệu sẽ khoản sẽ được cắt giảm đầu tiên.
Cách thức quản lý cũng thể hiện xu hướng ngắn hạn của các công ty. Các hệ thống ngân sách hàng năm thường chỉ tập trung vào những chỉ tiêu doanh số, chi phí và lợi nhuận ngắn hạn. Kết quả là những chương trình xây dựng thương hiệu thường bị hy sinh để đạt được những mục tiêu này. Việc lập kế hoạch trở thành một hoạt động quá thường xuyên nhưng lại chỉ xem xét những dữ liệu tài chính ngắn hạn chứ không phải là tầm nhìn chiến lược.
Theo DNA Branding
Mar 22, 2012
Kiểu hỗn hợp kênh truyền thông và tại sao chúng không hiệu quả
10:48 AM
Trải nghiệm Marketing, Truyền thông Marketing
[Marketing4u.vn] - Khi quảng cáo trực tuyến gia tăng, nó chắc chắn ngày càng phức tạp hơn. Ngày nay, các marketer gặp nhiều thử thách trong việc ứng dụng các phương tiện kỹ thuật phức tạp – từ tìm kiếm cho đến việc kết hợp công cụ quảng cáo và hơn thế – nhằm đạt được các kết quả mong đợi. Mỗi kênh có các nguyên tắc, mục tiêu và phương pháp quản lý riêng nhằm đạt được sự nhịp nhàng.
Cho dù, trên lý thuyết, mỗi kênh có thể hoạt động độc lập. Tuy nhiên, có thể sẽ phát sinh nhiều vấn đề khi chúng cùng hoạt động trong một môi trường chung.
Thiếu sự phối hợp sẽ dẫn đến những mâu thuẫn có thể phá hủy mối liên kết và gia tăng xung đột giữa các hoạt động. Nguy hiểm hơn, các kết quả chắc chắn đạt được có thể bị bỏ lỡ bởi cái nhìn thiếu bao quát.
Tạo ra một hỗn hợp phù hợp từ các kênh đơn lẻ không đủ để tối đa hóa những cơ hội mà các kênh đem lại; đúng hơn, các nhà quảng cáo cần có một lý thuyết tiếp cận và xây dựng các nguyên tắc riêng cho mỗi kênh.
Nhưng với quá nhiều kênh và quá nhiều nguyên tắc, một nhà quảng cáo nên bắt đầu từ đâu?
Dựa báo khó khăn và thoát khỏi xung đột.
Để cảm nhận được điều gì bạn đang làm đúng, điều gì bạn đang làm quá tốt, tháo gỡ những xung đột và loại bỏ những hoạt động vô ích. Bạn có thể nhận thấy vài điều bạn muốn thay đổi. Chẳng hạn, có thể bạn đang tập trung vào nhiều kênh trên mức độ cần thiết nhằm thu hút khách hàng, trong khi đối thủ của bạn sử dụng ít kênh hơn.
Điểm bắt đầu: Hãy nhìn vào những gì đối thủ của bạn sẵn sàng chi để có một khách hàng. Chi phí mục tiêu tương quan của bạn như thế nào? Bạn có một kênh, ở đó bạn trả 5 USD để có một khách hàng, trong khi đối thủ của bạn là 7 USD? Nếu vậy, bạn có biết tại sao không?
Nếu bạn đang hoạt động với một kênh, thay vì rộng hơn. Bạn có thể nhận thấy chi phí để đạt tới mục tiêu của bạn không tối ưu cho toàn bộ chiến dịch.
Quản lý chi phí hiệu quả hơn
Với việc sử dụng cùng một lúc nhiều kênh, chi phí tăng lên nhanh chóng, điều này tạo ra thử thách lớn đối với các marketer, đặc biệt là trong môi trường kinh tế mà mỗi đồng bỏ ra cần có sự cân nhắc. Nhìn vào chi phí cho mỗi kênh là cách tốt nhất để có được sự sắp xếp hợp lý, hiệu quả hơn và kiểm soát tốt chi phí, trong khi vẫn đạt được những kết quả như mong đợi.
Điểm bắt đầu: Lùi một bước và xem lại mục tiêu của bạn, và mỗi kênh có thể hỗ trợ các mục tiêu đó như thế nào. Đo lường mức độ ảnh hưởng, chi phí của các hoạt động cả trên thực tại và kế hoạch. Sử dụng các kế hoạch chiến lược, chẳng hạn như giám sát, báo cáo, quản lý gia tăng giá trị sống của khách hàng, rà soát chiến dịch tới đánh giá hiệu quả đầu tư và lựa chọn kênh truyền thông phù hợp.
Kiểm tra, tối ưu hóa và kiểm tra lại lần nữa giữa các kênh.
Sự chênh lệch lớn dần trong kiểm tra có thể ảnh hưởng lớn tới ROI của một chiến dịch đơn lẻ và cũng có thể được áp dụng toàn bộ chiến dịch marketing đa kênh. Ví dụ, bạn có thể nhận thấy một điều thông qua hoạt động kiểm tra, đó là khách hàng mục tiêu của bạn phản ứng tích cực hơn khi bạn “giảm dollars” so với “giảm %”. Những kết quả này có thể cũng được sử dụng tới xác định, đâu là điểm bắt đầu để cải thiện các kênh khác.
Điểm bắt đầu: Kiểm tra sáng tạo, những thứ bạn cung cấp cho khách hàng, những sắp xếp, và thực hiện điều này thường xuyên ở mức có thể, và đừng bao giờ để thứ gì đó vào cột “mất”. Khi bạn tạo ra những tiến bộ dựa vào kết quả kiểm tra mỗi kênh và tối đa chúng, hãy xem lại những thứ không hiệu quả trước đó, đặc biệt khi bạn đang xem xét sự khác nhau giữa các kênh. Bạn không bao giờ biết – thứ gì đó không hiệu quả trước khi bắt đầu một sự kết hợp mới.
Gắn kết đội ngũ trong và ngoài
Trong bất kỳ chiến dịch nào, đặc biệt là một chiến dịch đa kênh, đảm bảo mọi người có sự phối hợp với nhau rất quan trọng. Thậm chí chỉ cần một ai đó mất kết nối, có thể một cơ hội lớn đã bị bỏ qua. Chẳng hạn, bộ phận IT thay đổi URLs mà không thông bao cho các marketer, dẫn đến hướng truy cập sai khu vực, kết quả là mất lưu lượng, sai lầm này có thể sẽ không bao giờ phục hồi được, nó chẳng khác gì một trải nghiệm tồi tệ.
Điểm bắt đầu: Kết hợp mọi thành viên trong đội và những người liên quan trong thảo luận ngay từ khi bắt đầu chiến dịch. Giữ cho đường truyền thông tin luôn mở khi có thay đổi phát sinh.
Dự báo những thay đổi của ngành.
Không gian ảo của thế giới trực tuyến đã xóa bỏ hoàn toàn những giới hạn của truyền thông truyền thống. Những từ khóa trước đây liên kết với thương hiệu của bạn thì hiện tại chỉ là một trò chơi công khai cho đối thủ cạnh tranh, những từ đó có thể hướng sự truy cập ra khỏi website của bạn và trược tiếp tới website của đối thủ. Những thay đổi gần đây cho Google chỉ bao gồm những thứ phức tạp, có ảnh hưởng đáng kế đến ROI của marketers và sự kết hợp các kênh của họ.
Điểm bắt đầu: Lập bảng kê người giám sát và bảo vệ thương hiệu của bạn, cũng như cách thức môi trường mới sẽ ảnh hưởng đến hoạt động giám sát đó. Ví dụ, những mở rộng của Google đã ảnh hưởng không chỉ đến ROI của các chiến dịch mà còn ảnh hưởng đến cả sự tôn trọng các nguyên tắc liên kết trong tìm kiềm. Và nó cùng từng thay đổi cả quy tắc tôn trọng nhãn hiệu, điều này sẽ quyết định bạn có thể gia tăng những liên kết hữu ích hay không – hoặc trao lợi nhuận cho đối thủ của bạn.
Nếu bạn không có một thương hiệu có thể phân biệt, hãy nhận dạng các chiến lược có thể bảo vệ bạn, chẳng hạn như tập trung vào phát triển công việc kinh doanh hiện tại, liên kết…
Hãy nhớ rằng đây chính là những điều giúp cho các kênh của bạn được tối ưu hóa và gắn kết. Hãy để hỗn hợp marketing của bạn dẫn bạn đến cấp độ mới của sự hiệu quả và hợp tác dẫn đến thành công dài hạn.
Thiếu sự phối hợp sẽ dẫn đến những mâu thuẫn có thể phá hủy mối liên kết và gia tăng xung đột giữa các hoạt động. Nguy hiểm hơn, các kết quả chắc chắn đạt được có thể bị bỏ lỡ bởi cái nhìn thiếu bao quát.
Tạo ra một hỗn hợp phù hợp từ các kênh đơn lẻ không đủ để tối đa hóa những cơ hội mà các kênh đem lại; đúng hơn, các nhà quảng cáo cần có một lý thuyết tiếp cận và xây dựng các nguyên tắc riêng cho mỗi kênh.
Nhưng với quá nhiều kênh và quá nhiều nguyên tắc, một nhà quảng cáo nên bắt đầu từ đâu?
Dựa báo khó khăn và thoát khỏi xung đột.
Để cảm nhận được điều gì bạn đang làm đúng, điều gì bạn đang làm quá tốt, tháo gỡ những xung đột và loại bỏ những hoạt động vô ích. Bạn có thể nhận thấy vài điều bạn muốn thay đổi. Chẳng hạn, có thể bạn đang tập trung vào nhiều kênh trên mức độ cần thiết nhằm thu hút khách hàng, trong khi đối thủ của bạn sử dụng ít kênh hơn.
Điểm bắt đầu: Hãy nhìn vào những gì đối thủ của bạn sẵn sàng chi để có một khách hàng. Chi phí mục tiêu tương quan của bạn như thế nào? Bạn có một kênh, ở đó bạn trả 5 USD để có một khách hàng, trong khi đối thủ của bạn là 7 USD? Nếu vậy, bạn có biết tại sao không?
Nếu bạn đang hoạt động với một kênh, thay vì rộng hơn. Bạn có thể nhận thấy chi phí để đạt tới mục tiêu của bạn không tối ưu cho toàn bộ chiến dịch.
Quản lý chi phí hiệu quả hơn
Với việc sử dụng cùng một lúc nhiều kênh, chi phí tăng lên nhanh chóng, điều này tạo ra thử thách lớn đối với các marketer, đặc biệt là trong môi trường kinh tế mà mỗi đồng bỏ ra cần có sự cân nhắc. Nhìn vào chi phí cho mỗi kênh là cách tốt nhất để có được sự sắp xếp hợp lý, hiệu quả hơn và kiểm soát tốt chi phí, trong khi vẫn đạt được những kết quả như mong đợi.
Điểm bắt đầu: Lùi một bước và xem lại mục tiêu của bạn, và mỗi kênh có thể hỗ trợ các mục tiêu đó như thế nào. Đo lường mức độ ảnh hưởng, chi phí của các hoạt động cả trên thực tại và kế hoạch. Sử dụng các kế hoạch chiến lược, chẳng hạn như giám sát, báo cáo, quản lý gia tăng giá trị sống của khách hàng, rà soát chiến dịch tới đánh giá hiệu quả đầu tư và lựa chọn kênh truyền thông phù hợp.
Kiểm tra, tối ưu hóa và kiểm tra lại lần nữa giữa các kênh.
Sự chênh lệch lớn dần trong kiểm tra có thể ảnh hưởng lớn tới ROI của một chiến dịch đơn lẻ và cũng có thể được áp dụng toàn bộ chiến dịch marketing đa kênh. Ví dụ, bạn có thể nhận thấy một điều thông qua hoạt động kiểm tra, đó là khách hàng mục tiêu của bạn phản ứng tích cực hơn khi bạn “giảm dollars” so với “giảm %”. Những kết quả này có thể cũng được sử dụng tới xác định, đâu là điểm bắt đầu để cải thiện các kênh khác.
Điểm bắt đầu: Kiểm tra sáng tạo, những thứ bạn cung cấp cho khách hàng, những sắp xếp, và thực hiện điều này thường xuyên ở mức có thể, và đừng bao giờ để thứ gì đó vào cột “mất”. Khi bạn tạo ra những tiến bộ dựa vào kết quả kiểm tra mỗi kênh và tối đa chúng, hãy xem lại những thứ không hiệu quả trước đó, đặc biệt khi bạn đang xem xét sự khác nhau giữa các kênh. Bạn không bao giờ biết – thứ gì đó không hiệu quả trước khi bắt đầu một sự kết hợp mới.
Gắn kết đội ngũ trong và ngoài
Trong bất kỳ chiến dịch nào, đặc biệt là một chiến dịch đa kênh, đảm bảo mọi người có sự phối hợp với nhau rất quan trọng. Thậm chí chỉ cần một ai đó mất kết nối, có thể một cơ hội lớn đã bị bỏ qua. Chẳng hạn, bộ phận IT thay đổi URLs mà không thông bao cho các marketer, dẫn đến hướng truy cập sai khu vực, kết quả là mất lưu lượng, sai lầm này có thể sẽ không bao giờ phục hồi được, nó chẳng khác gì một trải nghiệm tồi tệ.
Điểm bắt đầu: Kết hợp mọi thành viên trong đội và những người liên quan trong thảo luận ngay từ khi bắt đầu chiến dịch. Giữ cho đường truyền thông tin luôn mở khi có thay đổi phát sinh.
Dự báo những thay đổi của ngành.
Không gian ảo của thế giới trực tuyến đã xóa bỏ hoàn toàn những giới hạn của truyền thông truyền thống. Những từ khóa trước đây liên kết với thương hiệu của bạn thì hiện tại chỉ là một trò chơi công khai cho đối thủ cạnh tranh, những từ đó có thể hướng sự truy cập ra khỏi website của bạn và trược tiếp tới website của đối thủ. Những thay đổi gần đây cho Google chỉ bao gồm những thứ phức tạp, có ảnh hưởng đáng kế đến ROI của marketers và sự kết hợp các kênh của họ.
Điểm bắt đầu: Lập bảng kê người giám sát và bảo vệ thương hiệu của bạn, cũng như cách thức môi trường mới sẽ ảnh hưởng đến hoạt động giám sát đó. Ví dụ, những mở rộng của Google đã ảnh hưởng không chỉ đến ROI của các chiến dịch mà còn ảnh hưởng đến cả sự tôn trọng các nguyên tắc liên kết trong tìm kiềm. Và nó cùng từng thay đổi cả quy tắc tôn trọng nhãn hiệu, điều này sẽ quyết định bạn có thể gia tăng những liên kết hữu ích hay không – hoặc trao lợi nhuận cho đối thủ của bạn.
Nếu bạn không có một thương hiệu có thể phân biệt, hãy nhận dạng các chiến lược có thể bảo vệ bạn, chẳng hạn như tập trung vào phát triển công việc kinh doanh hiện tại, liên kết…
Hãy nhớ rằng đây chính là những điều giúp cho các kênh của bạn được tối ưu hóa và gắn kết. Hãy để hỗn hợp marketing của bạn dẫn bạn đến cấp độ mới của sự hiệu quả và hợp tác dẫn đến thành công dài hạn.
(Thúy Hương – Công ty thương hiệu LANTABRAND – sưu tầm và lược dịch)
Mar 21, 2012
Marketing và lối ra trong khủng hoảng
[Marketing4u.vn] Trong thời điểm suy thoái thay vì ngồi chờ đợi cho suy thoái qua đi chúng ta hãy thay đổi cách làm marketing sao cho phù hợp nhất với thời điểm hiện tại và coi đó như là một điều hiển nhiên và bình thường.
Lâu nay, suy nghĩ về marketing thường được “đóng khung” trong những lý thuyết đã trở thành kinh điển như 4P, 3C...; nhưng thực chất, xã hội và khách hàng hiện nay đã thay đổi rất nhiều.
Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng, danh mục cắt giảm đầu tiên mà doanh nghiệp thường nghĩ đến là marketing (tiếp thị).
Vì mọi người thường nghĩ rằng, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, người tiêu dùng nào cũng sẽ “thắt lưng buộc bụng” và chẳng mấy lưu tâm đến những sự kiện quảng bá hào nhoáng nữa. Lúc này, marketing sẽ là một thứ “xa xỉ phẩm”, chỉ gây ra tốn kém chứ không đem lại bất cứ hiệu quả nào.
Thực tế có phải như vậy?
Tư duy lại vai trò của marketing
Peter Drucker, người được xem là “cha đẻ”của quản trị kinh doanh hiện đại từng nói rằng: “Mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh là tạo ra khách hàng. Và chỉ có hai chức năng trong doanh nghiệp có thể làm được điều này, đó là marketing và sáng tạo (innovation)”.
Có thể thấy rằng, marketing không phải là một bộ phận “chỉ biết tiêu tiền” như người ta vẫn nghĩ. Nếu như các bộ phận khác trong tổ chức chủ yếu tập trung vào việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận bằng cách lôi kéo, chăm sóc, duy trì những khách hàng hiện tại; thì nhiệm vụ của marketing lại là tạo ra khách hàng mới bằng cách “đánh thức” những nhu cầu mới nằm ngay trong tiềm thức của khách hàng nhưng họ lại chưa từng hình dung đến nó cho đến khi có tác động của Marketing. Đó là lý do tại sao Peter Drucker cho rằng marketing xứng đáng được xếp vào danh sách những bộ phận tạo ra lợi nhuận chứ không phải là bộ phận chi phí.
Tuy nhiên, trong bối cảnh của khủng hoảng kinh tế ngày càng trở nên căng thẳng và đặt áp lực lên vai doanh nghiệp mỗi ngày, rất nhiều tổ chức đã không thể giữ được tầm nhìn dài hạn đó. Ngay cả những thương hiệu tầm cỡ thế giới như GM, Sears, Kodak, AT&T… cũng phải đối diện với việc đánh mất vị thế của mình do không thể tìm thấy một lối ra phù hợp. Tâm lý chung của những người làm marketing là cảm thấy bất lực và bối rối khi những “vũ khí” đã từng mang lại hiệu quả tột đỉnh trước đây bỗng dưng trở nên vô hiệu.
Phải chăng, đó chỉ là khó khăn tạm thời hay là hệ quả của mức độ cạnh tranh đang ngày càng khốc liệt? Nên tạm thời “án binh bất động” đợi suy thoái qua đi hay đã đến lúc “trở mình” để thích nghi? Nên tiếp tục đầu tư để duy trì hay cắt giảm để tiết kiệm chi phí? Hàng loạt câu hỏi khiến những nhà lãnh đạo cảm thấy mình như rơi vào một “mê hồn trận” mà chẳng biết lối ra nào sẽ dẫn đến một chiến lược marketing phù hợp.
Lối ra nào trong giai đoạn khủng hoảng?
Trong lần tái bản cuốn “Quản trị Marketing” – cuốn sách được xem là “gối đầu giường” của dân marketing, cha đẻ marketing hiện đại Philip Kotler cũng đã phải cập nhật lại lý thuyết của mình cho phù hợp với bối cảnh mới. Ông cho rằng: “Đừng xem chuyện suy thoái kinh tế chỉ là một giai đoạn tạm thời sẽ nhanh chóng qua đi mà phải nhìn nhận nó như là một thực tế hiển hiện và bình thường. Do vậy, hãy thay đổi cách làm marketing sao cho phù hợp với thực tế đó, chứ đừng bao giờ chỉ cắt giảm và ngồi đợi suy thoái qua đi.”
Lâu nay, suy nghĩ về marketing thường được “đóng khung” trong những lý thuyết đã trở thành kinh điển như 4P, 3C...; nhưng thực chất, xã hội và khách hàng hiện nay đã thay đổi rất nhiều. Để tồn tại và phát triển, không còn cách nào khác là phải nhận thức rõ sự thay đổi này, để có thể đưa ra những cách nghĩ mới, cách làm mới thật sự hiệu quả.
Ví dụ, khi quảng cáo trên truyền hình không tạo được hiệu ứng tốt nữa, chúng ta thường vội vã kết luận rằng marketing không còn hiệu quả trong giai đoạn suy thoái rồi cắt giảm ngân sách. Trong khi đó, tại sao chúng ta không thử chuyển sang các giải pháp truyền thông số/truyền thông xã hội mới như Blog, Webcast, Videocast, Postcast … để giải quyết vấn đề với chi phí thấp hơn rất nhiều, mà lại phù hợp với xu thế phát triển của xã hội?
Bên cạnh đó, vì marketing giữ vai trò thiết yếu trong việc tạo ra doanh thu tương lai cho cả tổ chức, nên không thể xem đó chỉ là một chức năng mang tính chuyên môn giao cho một bộ phận mà mà phải là công việc mang tính chiến lược, cần sự suy nghĩ và góp sức của cả tổ chức.
Nói cách khác, một chiến lược marketing hiệu quả chỉ được tạo ra khi quy trình hoạch định chiến lược đó có sự tham gia của các cấp lãnh đạo và các bộ phận có liên quan trong việc thu thập thông tin và xác định những hướng đi tiềm năng.
Đồng thời, đối tượng mà nó nhắm tới không chỉ là khách hàng mà gồm cả những ai có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như các nhà phân phối, nhà cung cấp, nhân viên, cổ đông và cộng đồng.
Và như vậy, marketing phải luôn là trung tâm của mọi sự thay đổi và bao quát được những vấn đề thực tế mới. Nếu thất bại trong việc chỉ ra được những thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt, marketing sẽ trở nên vô dụng, thậm chí ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh.
Nhưng nếu được thay đổi hiệu quả, nó sẽ là sợi dây vô hình gắn kết các mối tương quan trong và ngoài tổ chức. Điều này sẽ mang lại một lợi thế vô cùng lớn cho doanh nghiệp. Chính vì thế mà “Cha đẻ”của quản trị hiện đại đã một lần nữa khẳng định: “marketing đúng nghĩa sẽ là nơi phải tạo được khả năng bao phủ toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”
Vneconomy
Mar 20, 2012
Có ý tưởng Marketing tốt là nắm chắc thành công
8:48 PM
Kỹ năng sống, Sáng Tạo, Trải nghiệm Quản Trị, Ý tưởng
[Marketing3k.vn] Theo Martha Guidry - người đứng đầu The Rite Concept, một tổ chức chuyên giúp các doanh nghiệp phát triển ý tưởng tiếp thị, tác giả của cuốn sách Marketing Concepts that Win (tạm dịch: Những ý tưởng tiếp thị để giành phần thắng) thì đằng sau những nhãn hiệu, sản phẩm hay dịch vụ thành công là những ý tưởng tiếp thị đầy sức mạnh. Đó là những sản phẩm và dịch vụ kết hợp được giá trị hữu hình nào đó với logic vô hình của người tiêu dùng.
Cho dù có quy mô lớn hay nhỏ hoặc đang ở bất cứ giai đoạn phát triển nào, doanh nghiệp cũng cần có những ý tưởng tiếp thị tốt để làm nền tảng cho việc xây dựng một thương hiệu mạnh.
Cho dù có quy mô lớn hay nhỏ hoặc đang ở bất cứ giai đoạn phát triển nào, doanh nghiệp cũng cần có những ý tưởng tiếp thị tốt để làm nền tảng cho việc xây dựng một thương hiệu mạnh.
Ý tưởng tiếp thị là gì? Theo Guidry, nói một cách ngắn gọn, đó là những nhận thức về lợi ích mà khách hàng mục tiêu tin rằng họ sẽ nhận được khi mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Larry Huston của Procter & Gamble đã từng định nghĩa về ý tưởng hồi thập niên 1980 như sau: Thước đo chính xác nhất của một ý tưởng định vị nhãn hiệu là tính giản đơn của nó. Khi thể hiện ý tưởng này với người tiêu dùng, chúng ta cần phải trả lời câu hỏi của họ “Tại sao tôi nên mua hàng của anh?” một cách thật rõ ràng, có cơ sở vững chắc, có sức thuyết phục và giàu cảm xúc.
Có hai loại ý tưởng tiếp thị cơ bản là dựa trên đặc tính cốt lõi của sản phẩm hay dịch vụ (gọi là ý tưởng cốt lõi) và đề cao những lợi ích của sản phẩm hay dịch vụ bằng cách tác động vào một niềm tin của khách hàng và đưa ra một hoàn cảnh liên quan đến ý tưởng đó (gọi là ý tưởng định vị).
Doanh nghiệp cần phải có ý tưởng định vị để tạo nên sự khác biệt giữa mình với các đối thủ cạnh tranh.
Nếu không chủ động để phát triển ý tưởng này, khách hàng mục tiêu hoặc đối thủ cạnh tranh sẽ chính là những người định vị cho nhãn hiệu của doanh nghiệp, mà lại thường theo cách mà doanh nghiệp không muốn thể hiện.
Có thể minh họa cho hai loại ý tưởng trên qua ví dụ của nhãn hiệu sữa hữu cơ My Farm. Ý tưởng cốt lõi của nhãn hiệu này là một loại sữa chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và có nguồn gốc tự nhiên.
Nhưng điều đó thì cũng bình thường như bao nhãn hiệu sữa hữu cơ khác mà khách hàng không quá quan tâm vì đó là… sữa! Trong khi đó, ý tưởng định vị đề cập đến một lợi ích cụ thể, thể hiện qua câu khẩu hiệu “My Farm giúp các bà mẹ an tâm trong chăm sóc trẻ”.
Ý tưởng này tác động đến tâm lý của các bà mẹ tìm loại sữa giúp mình thực hiện thiên chức làm mẹ một cách tốt hơn.
Nếu My Farm không truyền đạt ý tưởng tiếp thị đó đến khách hàng, các nhà sản xuất sữa thông thường có thể cho rằng sữa đó đắt tiền mà không có gì đặc biệt so với chi phí mà người tiêu dùng phải bỏ ra.
Vậy nên chọn lựa ý tưởng tiếp thị nào đây? Câu trả lời sẽ là chỉ ra cho khách hàng họ có lợi ích gì khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Theo Guidry, một ý tưởng tiếp thị định vị muốn có hiệu quả như ý thì cần phải hội đủ ba yếu tố cơ bản, bao gồm nội dung, ngôn ngữ và tính liên quan.
Nội dung của ý tưởng tiếp thị phải chuyển tải được điều gì có ý nghĩa, ví dụ có giúp khách hàng giải quyết một vấn đề hay khó khăn nào của họ không, có nêu rõ được những lý do vì sao sản phẩm hay dịch vụ ấy đem lại lợi ích thực sự cho khách hàng?
Ngôn ngữ của ý tưởng phải thích hợp với khách hàng mục tiêu.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp thường mắc sai lầm khi phát triển một ý tưởng là tuyên truyền về ý tưởng đó theo một loại ngôn ngữ có vẻ như nhắm tới các chủ doanh nghiệp hay các khách hàng cao cấp nào đó, chứ không phải những khách hàng đang thật sự cần sản phẩm hay dịch vụ của mình.
Ngôn ngữ nên chú trọng đến tính hướng ngoại chứ không phải nói về mình hoặc sử dụng thuật ngữ mang nặng tính chuyên môn.
Tính liên quan đến khách hàng mục tiêu và sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh phải được thể hiện trong ý tưởng.
Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp bán dầu gội đầu và chỉ đơn thuần nói ra rằng khách hàng sẽ có một mái tóc sạch gàu thì sản phẩm đó chưa thể hấp dẫn được mấy ai, nhưng nếu thể hiện ý tưởng đem lại cho khách hàng mái tóc khỏe, bóng mượt và rạng rỡ thì rõ ràng, doanh nghiệp đã chạm đến một lợi ích mà nhiều khách hàng đang mong muốn.
Khi đã phát triển được ý tưởng tiếp thị có sức mạnh, doanh nghiệp cần phải chuyển hóa nó thành một câu khẩu hiệu (slogan) hay thông điệp dễ nhớ, có khả năng tác động đến cảm xúc của khách hàng.
Những câu khẩu hiệu như Hallmark, When You Care Enough to Send the Very Best (tạm dịch: Hallmark sẽ giúp bạn gửi đi những điều tốt đẹp nhất) hay Disney, Where Dreams Come True (Disney, nơi những ước mơ trở thành hiện thực)… chính là “xương sống” của một khái niệm tiếp thị (tức phần “hồn”) đã được phát triển trước đó.
Câu khẩu hiệu sẽ được sử dụng trong các chương trình quảng cáo, quan hệ công chúng (PR), các hoạt động bán hàng, khuyến mãi, truyền thông xã hội.
Phát triển một ý tưởng tiếp thị có sức mạnh và chuyển tải nó thành câu khẩu hiệu đầy ấn tượng đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư không ít thời gian và công sức, nhưng nỗ lực ấy chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp đi đến thành công nhanh hơn.
NHẤT NGUYÊN (theo MarketingProfs)
Sưu tầm: Masgroup.vn
Sưu tầm: Masgroup.vn